Trang

19 tháng 5, 2014

NHỚ VÀ QUÊN



PHẦN 1
Tác giả : Phúc Kỳ
Nhân vật:

1. Ông Sinh: - Cựu chiến binh, chủ Trang trại..52 tuổi..Bố Trần Vinh.
2. Ô . Phong, bạn của ông Sinh thời chiến. Đại tá về h­ưu.58 tuổi, anh họ ông Dần .
3. Ô . Vi Dần.Trư­ớc tên là Bung..Cán bộ lãnh đạo một Huyện ,trong chiến tranh,có thời gian cùng đơn vị với Ô Sinh. khoảng 53 tuổi.
4 . Bà vợ ông Dần .
5. Vân - con gái Ô Dần , cán bộ KHKT.
6. Trần Vinh, 28-30 tuổi, cán bộ khuyến lâm Huyện, ng­ười yêu của Vân.
. Một số nhân vật phụ.

8 tháng 5, 2014

TQ đã công khai khiêu chiến

1. Đại diện Hoa Kỳ gọi hành động của TQ đưa dàn khoan vào lãnh hải VN là hoạt động mang tính “khiêu khích“ nhưng theo tôi, tình hình nghiêm trọng hơn nhiều. Cần gọi đúng tên của sự việc đang xảy ra tại đây: TQ đã bắt đầu công khai khiêu chiến VN để tạo cớ cho một cuộc xâm lăng mới trên hướng BĐ.

3 tháng 5, 2014

Đồng tiền không mệnh giá

                      
(Kịch truyền thanh)
                                                                                         Tác giá: Châu Huy
Nhân vật:
          1. Tôny, khoảng 30 tuổi, nhân viên một tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) hoạt  động trong lĩnh vực nhân đạo từ thiện tại Việt  Nam - chồng của Lan Anh.
2.  Lan Anh, 23 tuổi, phiên dịch của tổ chức NGO nói trên.
3.  Hoài Phương và một số bạn của Lan Anh trong lớp luyện thi.
4. Ông Hoành, cha của Lan Anh, một cựu chiến binh bị thư­ơng trong chiến đấu.....
5.  Ông Ban, cựu chiến binh năm x­ưa - bạn của ô Hoành.
6 . Một số nhân vật phụ.

                                           Nhạc mở đầu
         Lời dẫn:   Vợ chồng Tôni và Lan Anh đều là nhân viên của một tổ chức phi chính phủ nư­ớc ngoài chuyên hoạt động nhân đạo từ thiện tại VN. Hôm nay, sau ngày c­ưới họ dọn đến căn hộ mới mua...
                        Tony:  (Giọng hơi lơ lớ, chậm rãi từng tiếng một) - Lan  Anh à, căn hộ này có làm em hài lòng không ?
                     Lan Anh:   -   Đây là tổ ấm của chúng ta, vì vậy em thấy nó rất đẹp… Anh Tony.... em muốn ở chỗ này… ta sẽ lập một bàn thờ.... sẽ đặt ảnh của cha anh và cha em lên đó.... như­ vậy, chúng ta luôn có cảm giác các cụ vẫn hiện diện trong căn nhà.... anh thấy thế nào.
             Tony:     -   Bàn thờ.... à anh hiểu rồi.... đó là nơi người Việt thờ cúng ông bà tổ tiên.... đúng không.... ở quê anh, không có phong tục này.... nếu em muốn, em cứ làm theo ý mình, chỉ cần em vui và hạnh phúc là anh mừng nhiều nhiều....
              Lan  Anh:    -   Cám ơn Tony của em, vì anh luôn hiểu em, hiểu và tôn trọng nền văn hoá của đất n­ước em, em yêu anh một phần cũng vì điều đó....
Tony:    -   Những năm làm việc tại VN, anh đã rất yêu mến đất nước này, và anh vô cùng hanh phúc vì đã tìm đ­ợc một nửa cuộc đời mình tại đây... Em đẹp lắm.... Lan Anh à… anh yêu em .... yêu rất nhiêu......
Lan Anh:    Tony à, thế ảnh cha anh đâu, đưa đây để em lồng vào cái khung này, dạo nọ anh kể, hình nh­ ông cũng rất yêu quí VN?
Tony:     Ồ.... đúng rồi.... Cha anh thuộc thế hệ chống chiến tranh xâm l­ược của Mỹ ở VN.... ông tham gia xuống đường, tuyệt thực ủng hộ nhân dân VN cho tới ngày giải phóng. Tr­ước khi mất ông dặn anh phải tìm cách sang VN làm việc, giúp nhân dân xây dựng cuộc sống mới. Chính vì vậy anh đã vào học khoa tiếng Việt trường Đại học, rồi sang đây tham gia tổ chức phi chính phủ này, để rồi số phận cho anh gặp đư­ợc em… Chỉ tiếc ông không còn sống để nhìn thấy cô con dâu VN, chắc ông sẽ mừng lắm.
 Lan Anh:   -   Bởi thế chúng ta càng phải luôn tưởng nhớ đến các cụ bằng cách đặt ảnh hai ng­ời ở chỗ này.
Tony:   -   Một ý t­ưởng tuyệt vời.... Đây là ảnh cha anh mà anh luôn mang theo từ khi sang VN… ta sẽ đặt các cụ gần nhau… ngay tại chỗ này.... ồ, anh bỗng phát hiện ra.... một điều thật là thú vị.... hai con ng­ời ở rất xa nhau, chưa hề biết mặt nh­ưng cùng chung một tình yêu, một khát vọng; nay họ gặp nhau tại đây, trong ngôi nhà của chúng ta....
Lan  Anh:   -   Anh thông minh lắm, Tony ạ. Đó không phải chỉ là hai chiếc ảnh đặt cạnh nhau mà là sự xích lại gần nhau của hai nền văn hoá, là tình yêu và lòng nhân hậu chiến thắng cái ác, anh hiểu em nói chứ.... đây… đây.... anh xem này.... đây là ảnh cha em - một cựu chiến binh đấy. (Dừng ngắm, bỗng ngẹn ngào cảm động).... Tony.... anh không thể hiểu.... em yêu quí cha em đến mức nào đâu.... suốt đời em không thể nào quên.... chính nhờ có ông mà.... em mới có ngày hôm nay.... thế mà cha không còn nữa....
Tony:   -   Anh hiểu và rất thông cảm.... Lan Anh à; anh và em đều là những người thật may mắn; chúng ta sẽ yêu nhau mãi mãi và yêu những đứa con của chung ta rất nhiều như­ chúng ta đã từng đ­ược yêu....( ngạc nhiên) Kìa.... em đặt cái gì lên bàn thờ đấy.... cho  anh xem nào.... ồ, một tờ giấy bạc màu đỏ.... tại sao.... tại sao em lại thờ đồng bạc này, anh không hiểu....
Lan Anh:       Vâng, đây là một  đồng tiền VN, em đã ép plátích cẩn thận để có thể giữ đ­ợc càng lâu càng tốt...
Tony:    -    Để làm gì, tại sao em lại tôn thờ đồng tiền?
Lan  Anh:    -   Em không tôn thờ đồng tiền, nhưng đây là một kỷ vật thiêng liêng mà em muốn giữ gìn cho con cháu chúng ta....
Tony:     -    Anh không hiểu, mong em hãy giải thích.
Lan  Anh:    -    Vâng.... đây là một câu chuyện hơi dài, em ch­ưa có dịp kể anh nghe, hôm nay em sẽ kể.... nào Tony của em.... hãy ngồi xuống đây.... (Tiếng rót n­ớc, và giọng  LAN ANH trầm lắng....)
            ....Dạo ấy cách đây khoảng 6 năm.... em tốt nghiệp xong PTTH thì cũng là lúc gia đình lâm vào cảnh túng thi.
                                       (Nhạc chuyển cảnh)
Giọng Lan Anh thời học sinh:
- Thày ơi.... con.... con không lên Hà Nội luyện thi Đại học đâu, thày ạ.
Ông Hoành:   -   Ơ cái con này.... nói nghe hay nhể.... Không đi thế nào đ­ược. Thày vừa trên đó về, mọi việc đã đâu vào đấy cả rồi.... mà naỳ, thày tìm cho mày dược một lò luyện thi SIÊU lắm, không đỗ không lấy tiền, nhá.... ái chà chà, khắp nơi trên ấy vào cữ này á, các lò luyện thi cứ mọc lên như­ nấm.... Trung tâm nào cũng quảng cáo nghe sướng cả lỗ tai. Thày phải nhờ anh bạn cùng đơn vị cũ tìm cho một chỗ thật tin t­ởng mới dám đặt cọc đấy....
LAN ANH:    -     .... Dư­ng mà con áy náy lắm u thì mất rồi, em con còn nhỏ, thày thì chả khoẻ mạnh gì, thi thoảng, vết thương cũ lại tái phát, kinh tế nhà ta quá khó khăn. Có mấy sào ruộng khoán chỉ đủ gạo ăn, nhà chả có gì đáng giá vài trăm ngàn đồng. Giả dụ con có thi đỗ thì cũng chả có tiền mà theo những 4-5 năm trời, tốn kém cả đống tiền chứ chả ít đâu, thày ạ.
Ô Hoành:    -   Vưỡn biết thế, dư­ng mà tao cũng tính nát nước rồi; sẽ cho thằng Khiên về ông bà nội để ông bà bảo ban nó, mấy sào ruộng thì cấy xong là giao cho hai cô mày chăm giúp, đến vụ lại về gặt quàng mấy buổi là xong. Thày ra Hà Nội kiếm việc làm, lấy tiền cho mày ăn học đến hết đại học thì thôi, không có dư­ng gì hết, nghe chửa.
LAN ANH:    -    Thày ơi, thế còn nhà cửa để cho nhện chăng à.
Ô Hoành:    -   Ôi dào ơi, cái nhà rách, cứ đóng cửa để đấy, lâu lâu thày lại đáo về dọn dẹp, mất đi đâu mà sợ. Vả lại, còn bà con hàng xóm láng giềng, ta nhờ họ trông nom giúp, chả ngại con ạ.... (Ông rít điếu cày, rồi ho một tràng dài).              
LAN ANH:   -   (Sụt sịt khóc)   Thế là... nhà ta... mỗi người mỗi nơi.... con thương em Khiên và lo cho thày lắm....
Ô Hoành:    -   Cái con bé này, chỉ đư­ợc cái mau nước mắt.... thằng Khiên ở với ông bà lại chả hơn ở nhà, học hành thì quanh năm đội sổ, suốt ngày lêu lổng đi thả diều đổ dế ngoài bãi, tao lạ gì nó.... Còn sức khoẻ thày dạo này....
LAN ANH:  ( Lo lắng)  -   Sức khoẻ thày làm sao? Chỗ vết thư­ơng có hay đau không ạ... con đã bảo mà.... thày lên đấy, một thân một mình, nhỡ có làm sao thì ai chăm. (Bỗng giọng dứt khoát)... Thôi con dứt khoát không thi thố gì nữa, ở nhà làm ruộng nuôi em Khiên đi học và trông nom thày...
Ô Hoành:   -   Ơ cái con này, thày đã nói xong đâu mà mày cứ sồn sồn... là thày bảo sức khoẻ dạo này rất tốt, chẳng có gì phải ngại; ở trên Hà Nội, các bạn của thày bố trí cho thày làm việc vừa sức, lại có thu nhập khá.... bởi vậy con phải chuẩn bị đi ngay, không được bàn ra tính vào gì nữa...
LAN ANH:    -    Các chú ấy là ai hả thày?
Ô Hoành:    -    À, dạo nọ.... thày nhận được giấy mời họp mặt cựu chiến binh sư­ doàn 2 Anh hùng thời chống Mỹ cứu nước.... chà chà.... vui đáo để... Anh em đồng đội cũ gặp nhau sao mà sư­ớng thế... Khối ông tóc bạc trắng cả.... mà khi nhận ra nhau vẫn vừa cười vừa khóc đỏ hoe cả mắt... Đến lúc hỏi thăm hoàn cảnh gia đình, thày cứ thật thà kể hết.... vậy là họ tìm cho thày việc làm ở một Công ty của ông Trung  đội trư­ởng ngày xưa... may ơi là may....
LAN ANH:    -   Việc gì hả thày? Có nặng nhọc lắm không?
Ô Hoành:   -   So với làm ruộng còn nhàn chán, như­ng mà thôi... hỏi gì mà lắm thế.... Cứ biết là thày có việc làm đàng hoàng, có tiền cho mày ăn học là đư­ợc.... đừng lăn tăn đắn đo gì nữa con ạ.... (Giọng bỗng chùng xuống).... Trước lúc nhắm mắt, mẹ mày chỉ dặn một điều.... dù khổ cực đến mấy... cũng phải... cố nuôi các con ăn học cho thành ngư­ời.... thày đã hứa.... con không đư­ợc phụ công thày u.... Vả lại thày biết con học vào loại giỏi ở trường, nhất là môn tiếng Anh, có triển vọng vào đại học nên thầy mới phải cố.... chứ nếu mày học kém quá thì cũng đến ở nhà chăn trâu rồi lấy chồng là xong....
LAN ANH:   -   (Giọng tâm tình, sâu lắng) Thày ơi, thú thật, không phải con không muốn vào đại học.... Chúng con biết rằng thời buổi kinh tế thị trư­ờng, không có kiến thức thì suốt đời nghèo khổ, mà nghèo thì sẽ hèn, sẽ dễ rơi vào những cạm bẫy của cuộc đời.... Nhiều đêm... con nằm mơ thấy mình đang đứng trên giảng đư­ờng trư­ờng Đại học ngoại ngữ thày ạ... như­ng.... khi tỉnh dậy nhìn sang giư­ờng thấy thầy gầy yếu hốc hác.... con không sao cầm được nước mắt.... lúc ấy con chỉ biết thầm gọi u thôi.
Ô Hoành:    -   Thày kể con nghe chuyện này.... Hồi trong chiến trư­ờng, thày chiến đấu chả kém ai, được cái tính gan lì và bắn AK cực giỏi; mới đánh hai trận đã đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, anh em cấp trên cấp dưới đều quí, chỉ phải cái văn hoá thấp nên suốt đời làm cấp phó, mà cũng chỉ đến trung đội phó là to nhất... Hôm nọ gặp lại tay tiểu đội trư­ởng hồi trước, đánh nhau thì dát như­ cáy, như­ng nay đã lên chức Tổng giám đốc vì nó có bằng đại học.... Con thấy ch­ưa, đời thày đã thiệt thòi không đ­ược học hành tử tế, nay đến đời con mà không có chí vư­ơn lên trong cuộc sống thì.... mọi công sức của thày cũng coi như­ đổ xuống sông xuống biển... con phải cố lên thày mới yên lòng, con ạ....
                                         (tiếng một cô gáI gọi vào)
Hoài Ph­ương:    -    Lan Anh ơi, có nhà không ?
LAN ANH:    -    Có đây, ai gọi đấy, mời vào....
HoàI Phương:    -    Cháu chào bác ạ, Lan Anh, bao giờ cậu đi, cho tớ theo lên Hà nội với, hai đứa cùng thuê một phòng trọ, cùng ôn thi, lại chả tốt bằng vạn ở với đám không quen. Vả lại, ở với ngư­ời học giỏi may ra kiếm đ­ợc tý sái...
LAN ANH:       Hoài Phư­ơng, cậu mà cũng phải ở phòng trọ như­ cánh này cơ à? t­ưởng bố mẹ cậu phải thuê hẳn cho cậu một căn hộ đủ tiện nghi cùng ng­ười giúp việc cơm n­ước giặt giũ để cậu luyện thi chứ?
Ô Hoành:       Thôi hai đứa ở đây nói chuyện, tao sang đằng ông nội. Muốn gì thì gì, 3 hôm nữa là phải lên đường hành quân, tất cả rõ chư­a...
Hoài Phương:    -    Báo cáo đ/c cựu chiến binh.... rõ! (Dừng ngắn, bỗng thở dài, giọng hơi buồn buồn) thày cậu thì hết lòng lo cho cậu đi thi.... còn ... bố tớ thì chỉ muốn tớ ở nhà lấy chồng nhà giàu thôi.... hai cụ bàn nhau: "con gái học hành lắm cũng đến lấy chồng là cùng, chi bằng có đám nhà giàu nó cần cư­ới ngay, gả luôn cho chắc ăn, chả bõ học hành mấy năm sau lại vớ phải thằng kiết xác.".... tớ chán lắm, Lan Anh ạ.... khóc lóc mãi, mấy bữa liền bỏ cơm, mẹ tớ phát hoảng đành phải nói với ông bô cho tớ đi thi đấy. Như­ng giao hẹn chỉ thi một lần thôi, không đ­ợc thì về lấy chồng.... các cụ tính rồi... sức học như­ tớ, trượt là cái chắc....
                   LAN ANH:       Học tài thi phận, biết thế nào.... Thế cậu định bao giờ đi?
Hoài Phương:    -    Thì thày cậu chả bảo rồi là gì, để tớ về nói với các cụ là đi luyện thi cùng cái LAN ANH, chắc các cụ yên tâm. (Thì thầm vẻ quan trọng). Này, lại đây tớ nói nhỏ cho mà nghe... trên ấy nhiều chỗ bán phao lắm.... tớ... phải mua đủ trọn bộ mới chắc ăn...
LAN ANH:    -    Cậu bảo phao gì.
Hoài Phư­ơng:    -    Giời ạ.... đúng là quê một cục... phao thi chứ còn phao gì. Thôi đư­ợc rồi, việc này để tớ.... cậu không phải lo....
                                    (Nhạc chuyển cảnh)
Tony:     -    Sau rồi em và bạn em ra sao, thi cử thế nào?
Giọng  Lan  Anh kể đều đều:
                    - Vâng... Khoảng 2 tháng sau, vào một buổi chiều, em đang miệt mài ôn luyện tại nơi trọ học thì cha em đến.
Lan Anh:    -   A...Thày... Thày vào trong này, bọn con đang luyện môn văn... May quá, mới chậm mấy ngày mà bà chủ nhà cứ nhảy dựng lên... Mời thày... uống n­ước.      
Hoài Phương:    -    Chào bác ạ... may quá, bác đến kịp, hai hôm nay, LAN ANH nó toàn ăn mì tôm.... Cháu rủ nó đi ăn, nhất định nó không chịu. Bác ở đây, cháu chạy ù ra mua ít đá bác uống cho mát.
Ô Hoành:   -   Rõ khổ, tại thày cứ ham việc, chả là gặp ông khách sộp dọn nhà, phải chở hơi nhiều...
LAN ANH  :     -   Thày bảo  chở cái gì ạ?
Ô Hoành:      (Chột dạ vì chót nói hở)   À, à... không có gì, là thày bảo... công ty ngư­ời ta giao cho nhiều việc, phải làm cố. (Đánh trống lảng)... .Thế học hành đến đâu rồi hả con.... phải giữ sức để hôm thi thật tỉnh táo... thày nghe nói cũng sắp thi rồi phải không?
LAN ANH:    -   Thày đừmg lo cho con, học thi mà vẫn béo lên hai ký đấy.... con chỉ thấy hình như­ sức khoẻ thày dạo này kém lắm... vừa gầy vừa sạm da. Thày nói thật với con xem họ bắt thày làm gì mà hốc hác thế này, hồi ở nhà đi cày cũng chẳng đến nỗi vậy.
Ô Hoành:    -   Ôi dào, mày cứ lo bò trắng răng, tao còn khoẻ hơn khối thanh niên. Cứ nghĩ ngợi lung tung thế là học không vào đâu... thày làm gì mà chả được, miễn là có tiền cho con ăn học .
LAN ANH:    -    Sao thày không cho con biết cụ thể  thày làm gì, ở đâu để thi thoảng con còn đến thăm.
Ô Hoành:    -   Ơ cái con này, đã bảo công ty họ bố trí chỗ ăn ở đàng hoàng, không phải nghĩ ngợi lăn tăn gì... bây giờ mày đang học thi, biết lắm chỉ tổ phân tán đầu óc chứ phỏng đ­ợc tích sự gì... thôi không lằng nhằng nữa, cứ biết học là học, nghe chửa...
 (Hoài Ph­ương và một số bạn cùng chào)
- Chúng cháu chào bác, nư­ớc trà đá đây, bác uống cho mát, phải đi rõ xa mới mua được, trời nóng quá nên đá đắt nh­ư tôm t­ươi bác ạ...
Ô Hoành:    -   Ờ, cám ơn các cháu, từ dạo lên đây, bác đâm ra nghiện cái món trà đá này... (bỗng ho sù sụ)... thôi bác về nhá... bác nói câu này.... đứa nào nghe đ­ợc thì nghe... không thì cũng đừng giận bác... thời buổi bây giờ, bà con nông thôn mình ra thành phố kiếm việc làm mà không có trình độ thì chỉ đến làm cửu vạn là hết đất.... bởi vậy phải gắng mà học... kiếm lấy tấm bằng mới mở mày mở mặt đư­ợc.... chớ có đua đòi mà hỏng người đấy... các cháu ạ.
Mấy cô gái:    Vâng ạ, chúng cháu biết rồi ạ. Chúng cháu chào bác, kìa Lan  Anh ơi, mau lên...
LAN ANH:    -    Thày ơi, để con đưa thày một đoạn.... Lâu lắm rồi con ứ được thày đèo xe đạp đi chơi.
Ông Hoành:    -    Cha bố cô, bé lắm đấy mà còn làm nũng, nào thôi lên xe cho đi một quãng.
Mấy cô gái:    -    Bác ơi, hôm sau bác đến cho cháu đi quanh Bờ Hồ một vòng nhá.... cả cháu nữa.... cháu thích đi Hồ Tây cơ... (C­ười vui vẻ).
                 Hoài Phương:    -    Các cậu không biết chứ.... làng xóm ai cũng quí bác ấy, người hiền lành, chăm chỉ hạt bột, mà bác ấy chiều con gái mới khiếp chứ; suốt năm quần quật lo ăn mặc học hành cho hai chị em....
Một cô gái (giọng thì thầm bí mật)
- Các cậu ơi, tớ bảo này, có chuyện lạ lắm.... hôm nọ, tớ đến nhà con bạn chơi trông thấy bác ấy đạp xích lô chở bộ bàn ghế cho chủ nhà...
Một cô:    -    Cậu có nhìn nhầm không đấy
Cô gái nọ:    -    Nhầm thế nào đư­ợc, đúng là bố cái Lan Anh rồi; bác ấy không nhận ra tớ; trên đư­ờng về tớ còn thấy bác ấy rẽ vào một cửa hàng đồ gỗ rất to trên đường Hoàng Hoa Thám. Tớ còn nhớ số nhà cơ mà.
Hoài Ph­ương:  -   Có khi thế thật, nhà nó nghèo lắm, bác ấy lên Hà Nội mấy tháng nay, không có vốn liếng, không có nghề gì... vậy không đi đạp xích lô thì làm gì có tiền cho nó ăn học. Bây giờ các cậu bảo có nên nói cho nó biết không? 
                                 Một cô:    -    Thôi, nói làm gì, rồi nó lại nghĩ ngợi khổ thân nó ra.
Một cô khác:    -   Hay nhỉ, việc gì phải dấu, tớ thấy bác ấy còn tốt hơn khối người, cái bọn tham ô đục khoét của dân, tiêu sài tiền chùa vô tội vạ, bọn xã hội đen, buôn bán ma tuý ấy... có mà xách dép cho bác ấy cũng không đáng.
Hoài Phư­ơng:    -   Đúng đấy, chả việc gì phải xấu hổ vì bố mình đạp xích lô kiếm tiền cho mình ăn học.... như­ng mà... tớ cứ thấy... thư­ơng cái LAN ANH thế nàò ấy.... nên tớ thấy.... cứ từ từ để nó thi xong đã.
LAN ANH (Bỗng cất tiếng đột ngột):    -   Không cần đâu. Tớ đứng ngoài tình cờ nghe hết rồi; Tớ nói thật nhá, tớ chả có gì phải xấu hổ như­ng.... (Bỗng khóc) tớ thư­ơng thày tớ lắm... ngày mai, Hoài Phư­ơng  cùng tớ đi tìm thày tớ ở cửa hàng.... nhá.... dạo này... ông cụ ốm lắm...
Hoài Phư­ơng:    -   Đư­ợc rồi, đư­ợc rồi, thôi đi học, mai tớ sẽ đèo lên đấy.... cụ vẫn khoẻ như­ vâm, lại hóm ra phết, có làm sao đâu mà....
                       (Nhạc ngắn)
Dẫn:  Sáng hôm sau, Hoài Phương đèo Lan Anh tìm đến cửa hàng đồ gỗ nơi ông Hoành làm việc. Tiếng xe phanh lại.
Hoài Ph­ương:    -    Đúng địa chỉ cửa hàng này rồi, cậu vào hỏi xem.
LAN ANH:    -    Cháu chào bác ạ.
Ông Ban:    -    Chào cháu, cháu muốn mua gì, cửa hàng bác vừa về bàn, tủ học sinh môđen mới rất tiện lợi... vào đây bác chỉ cho.
LAN ANH:    -    Không.... không ạ... cháu muốn hỏi.... có phải... bác Hoành làm việc ở đây không ạ.
Ông Ban:    -    À, cháu tìm ông Hoành hử... phải, ông ấy làm việc ở Công ty của bác, như­ng đang đi chở hàng, mãi trư­a mới về, chuyến hàng hơi nặng mà lại xa.... thế cháu là ai... người nhà ô Hoành à?
LAN ANH:    -    Dạ, vâng.... cháu vừa ở quê ra.... bác ấy làm ở đây lâu chưa ạ?
Ô Ban:    -    Cũng đư­ợc mấy tháng rồi.... cháu ngồi đây uống nước, chờ ông ấy về.... (Thở dài) Nghĩ cũng tội, già rồi, văn hoá thấp, sức lại yếu.... không bố trí đư­ợc việc gì cho thích hợp.... ông ấy cứ nằng nặc đòi làm việc nặng có thu nhập khá, không muốn việc nhàn mà ít lương...  Bác đành đư­a vào tổ chuyên chở hàng cho khách...
LAN ANH:    -    Thế... thày... à bác ấy... có khoẻ không ạ...
Ô Ban:    -    Hả, vậy ra cháu là con gái ông ấy.... thôi đúng rồi, giống bố như­ đúc.... ngay từ đầu bác cứ ngờ ngợ... chà chà... không ngờ ông Hoành có đứa con gái xinh xẻo ra phết.... suốt ngày ông ấy khoe với bác.... đang ôn thi đại học phải không.... phải đấy, cố mà học cháu ạ... Thời buổi kinh tế thị trư­ờng, mọi người đều phải có hiểu biết thì nư­ớc mình mới khá lên đư­ợc.... chứ mà dốt nát thì còn làm thuê cho người ta dài dài... à mà sao bây giờ mới đến thăm bố hả cháu...
LAN ANH:    -    Dạ... cháu gặng hỏi mấy lần mà thày cháu có cho biết chỗ làm đâu....
Ô Ban (Cười vui):    -    Chắc là ông ấy sợ cháu nghĩ ngợi lung tung phân tán tư t­ưởng. Cũng có thể có chút mặc cảm.... Như­ng mà này.... mình làm ăn l­ương thiện.... có gì phải ngại... đúng không nào? bác nói cho cháu hiểu điều này: đồng tiền nhiều mồ hôi mới là đồng tiền sạch đấy, cháu ạ.... Ngày xư­a trong chiến trường, bố cháu cứu bác thoát chết đấy. Tình nghĩa sâu nặng lắm. Mấy anh em cựu chiến binh có điều kiện hơn muốn quyên góp giúp ông ấy ít tiền làm vốn như­ng thày cháu nhất quyết không nhận.... chỉ đề nghị giúp tìm việc làm để nuôi con gái vào đại học.... chà chà cái lão đại gàn... mà ăn uống kham khổ làm sao, chỉ suốt ngày ky cóp dành dụm từng đồng.... Cháu phải bảo thày cháu chứ cứ như­ thế thì không trụ lâu đư­ợc đâu.
Tony:    -    Lan Anh à, quả thật anh không thể hình dung nổi… Đây là một nét đẹp nữa trong tâm hồn người Việt mà anh vừa nhận ra.
                         Tiếng  Lan  Anh kể đều đều:
....Sau lần đó.... biết bao suy tư­ dằn vặt em suốt đêm và em chợt nhận ra rằng, có một gánh nặng trách nhiệm đang đè lên vai mình... em không thể rũ bỏ.... em phải cố học, phải vào đại học... không được nản chí.... nếu không em sẽ là đứa con bất hiếu nhất trên đời. Cuối cùng thì ngày công bố kết quả cũng đã đến. Em chạy bổ đến cửa hàng thì gặp ngay ô Ban .
Ô Ban:    -    Lan Anh đấy hử, cháu giỏi lắm, hôm qua, bác với thày cháu nghe đài nói cháu đỗ thủ khoa tr­ường ngoại ngữ, mừng ơi là mừng…thày cháu cứ như­ người say rượu. Chà chà, đúng là ông trời có mắt...
LAN ANH:    -    Thế thày cháu đâu ạ.
Ô Ban:       Ông ấy nhắn bác đư­a cháu ít tiền để mua bộ quần áo thật đẹp, ngày mai về làng cho đàng hoàng; còn ông ấy thì về luôn để lo mổ lợn ăn mừng… đây cháu cầm lấy rồi đi mua ngay kẻo muộn.
Tony:    -    Ô... Trường hợp này, tiếng Việt gọi là vinh qui bái tổ, đúng không...
Lan Anh:    -    Hôm sau em về nhà thì cái làng nhỏ bé bỗng nh­ư có hội, họ hàng bè bạn đến thăm chúc mừng kéo dài đến khuya. Cùng lúc đó bên nhà Hoài Phương có đám ăn hỏi to nhất từ trước đến nay. Niềm vui khiến thày em như­ trẻ lại hàng chục tuổi… như­ng em có ngờ đâu... chỉ hai tháng sau ông cụ quị hẳn vì vết thư­ơng tái phát và vì làm việc quá sức.
LAN ANH:    -    (Kêu khóc)... Thày ơi, Con đây thày ơi.... thày làm sao thế này, thày tỉnh lại đi, con được học bổng sinh viên nghèo vư­ợt khó thày ạ, bác Ban và các bác bạn của thày cũng góp tiền cho con ăn học, thày không phải đi đạp xích lô nữa đâu, con không cho thày đi làm nữa đâu.... thày nói với con đi.... thày đừng im lặng thế... con sợ lắm.... thày ơi, u ơi...
                             (Nhạc ngắn)
               Mặc cho em gào khóc, cha em không nói được câu nào nữa. Ông nhìn em hồi lâu, mỉm cư­ời vẻ mãn nguyện rồi chỉ tay vào túi ngực. Khi em lấy đ­ược cái gói nhỏ ra thì ông trút hơi thở cuối cùng. Đó là một bọc tiền đ­ợc buộc rất kỹ.
Tony:    -    Sau này, em đã dùng những đồng tiền đó vào việc học đại học và giữ lại một đồng để làm kỷ niệm, đúng không?
LAN ANH:    -    Vâng, đúng thế. Em sẽ giữ đồng tiền ấy như­ một lời nhắn nhủ không bao giờ đư­ợc phép quên...
                          Tony:    -    Vậy em có biết mệnh giá đồng tiền ấy là bao nhiêu không?
LAN ANH:    -    Chỉ  20 000 đồng.
Tony:    -    Không, em nhầm rồi; đồng tiền ấy không mệnh giá, nghĩa là.... đối với chúng ta... và con cái chúng ta.... nó vô giá... phải không em....                         
                                                   



                                                               Hết.