Trang

30 tháng 5, 2015

Một câu khẩu hiệu thiếu tính khoa học (bài 5)

Mọi người đều biết, một đảng cầm quyền, một cá nhân lãnh đạo trong nhiệm kỳ của mình phải luôn đề ra được những câu khẩu hiệu ngắn gọn, dễ hiểu, nhất quán, xác định mục tiêu chiến lược của toàn dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.

Đảng CSVN từ đại hội VIII đến nay cũng đã đưa ra được những câu khẩu hiệu xác định mục tiêu phấn đấu của toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta... Dưới đây xin trích dẫn tóm tắt.

- ĐH 8 (7/96) đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nước VN độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng XHCN, vì hạnh phúc của nhân dân, vì tình hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

- ĐH 9 (2001)xác định mục tiêu chung của CMVN là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.

- ĐH 10 (2006) xác định: “XH XHCN mà Đảng và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân lao động làm chủ.

- ĐH 11 (1/11) chủ trương đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đọc lại những câu chữ quan trọng trên đây, chúng ta có thể nêu lên một vài cảm nhận sau:

Một: Khẩu hiệu chiến lược tại mỗi kỳ Đại hội không giống nhau, thay đổi, thêm bớt một số nội dung, câu chữ rất quan trọng, thể hiện sự lúng túng, thiếu nhất quán. Một khẩu hiệu CM mang tính chiến lược phải có ý nghĩa tương đối lâu dài, ít nhất cũng được vài ba chục năm,nếu không nói hàng trăm năm, không nên thay đổi liên tục theo nhiệm kỳ. Đó chính là lối tư duy ngắn, (tư duy nhiệm kỳ), đối phó, tù mù, trừu tượng nên rất khó đưa vào thực tiễn cuộc sống. Liệu ĐH 12 sắp tới có khẩu hiệu gì mới không?

Hai: Chỉ có ĐH 8,9 nói về độc lập dân tộc, những ĐH sau không đưa nội dung độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ vào khẩu hiệu (mục tiêu). Đó là điều rất không bình thường, nhất là trong bối cảnh TQ đang thực hiện âm mưu can thiệp, chi phối và gặm dần lãnh thổ trên biển trên bộ,tiến tới thôn tính nước ta. Thử hỏi: tư tưởng HCM về “Độc lập-tự do” biến đi đâu? Ai lo độc lập cho VN đây? phải chăng đã có “đ/c 4 tốt” lo hộ?

Giờ đây, sau ĐH 11, chúng ta ai cũng thuộc lòng câu khẩu hiệu quan trọng bậc nhất xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của đất nước ta, ít nhất đến năm 2016. Đó là câu: xây dựng một nước VN “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Lâu dần nói mãi, trích mãi thành quen, không ai còn để ý đến tính khoa học, tính thực tiến của nó đến đâu, nói cách khác câu ấy đúng hay chưa đúng, thừa thiếu ra sao v.v...

Thật lòng, đã từ lâu, mỗ tôi cứ băn khoăn thấy câu khẩu hiệu trên có nhiều nội dung vừa thừa vừa thiếu, rất phản cảm, thậm chí là phản động! Xin tóm tắt mấy luận giải ngắn gọn sau đây:

1. Tách rời dân và nước là không phù hợp thực tế. Không thể có nước nếu không có dân, ngược lại dân không có nước thì thành …người ta. Dân và nước phải là một thể thống nhất hữu cơ, tại sao tách rời? Người ta nói “dân có giàu nước mới mạnh” là nhằm giải thích mối quan hệ tương hỗ khăng khít vốn có giữa hai yếu tố đó, đồng thời nhắc nhở lãnh đạo phải trước tiên đặt lợi ích nhân dân lên trên hết v...., chứ không phải để tách riêng ra theo thứ tự tầm quan trọng một - hai - ba! v.v... Hơn nữa, thực tế đã có trường hợp, dân rất giàu mà nước chưa chắc mạnh. Ngược lại có nước, dân nghèo đói nhưng lãnh đạo tập trung phát triển vũ khí, rèn ý chí độc lập tự cường, v.v... nên nước vẫn mạnh khiến khối anh giàu phải chờn. Một đất nước được coi là mạnh phải hội đủ nhiều điều kiện đồng bộ, không chỉ có dân giàu là hiển nhiên nước sẽ mạnh. Bởi vậy, xưa nay không phải cứ nước nghèo thì thua nước giàu do không mạnh bằng. Trong khẩu hiệu của các QG, cương lĩnh tranh cử của cá nhân v.v... không ai tách ra như vậy, bao giờ cũng đề cao dân tộc, đất nước, Tổ quốc (Ngay TQ còn có “giấc mơ Trung Hoa” kia mà.)

2. Đưa nội dung “dân giàu” lên đầu dẫn đến nhiều hậu quả tai hại: Vô tình khuyến khích quan tham, dân gian, hối hả làm giàu bằng mọi giá, bất chấp pháp luật, vứt bỏ truyền thống văn hóa, nhân nghĩa của dân tộc, coi rẻ danh dự đất nước, tạo ra lối sống dối trá, lừa đảo, chụp dựt nhằm hưởng thụ vật chất tối đa. (Có thể nói trên thế giới không ở đâu người dân “làm giàu” bằng cách rải đinh trên xa lộ, cắt trộm dây điện cao thế, tháo đinh ốc, tà vẹt đường ray tầu hỏa để bán sắt vụn,tiêu diệt mọi loài cá bằng ném mìn xuống biển, ăn trộm trong siêu thị nước ngoài v.v...). NHư vậy câu khẩu hiệu đã, đang và sẽ phá hoại sự nghiệp đất nước, con người VN, không phải thế lực phản động thì là gì?

3. Tách rời yếu tố dân - nước với xã hội là không logic. Đầu tiên là nói đến dân rồi đến nước, rồi đến xã hội. Đó là sự chia tách sai lầm vì 3 thành tố ấy vốn là một thể thống nhất. XH cũng là dân là nước, nước cũng là dân là xã hội, trên thực tế không có sự tách rời riêng ra thành 3 mảng như vậy. Hãy lấy một cộng đồng dân cư ở một phường làm thí dụ.

Khi giải quyết các vđ hàng ngày có ai phân biệt rạch ròi: việc này là để dân giàu, việc kia là để nước mạnh, còn việc nọ là xã hội văn minh? Từ ĐH 11, người ta đã bỏ "xã hội" đi nhưng dù sao vẫn chứng tỏ lối tư duy bầy đàn còn rất phổ biến, kể cả ở cấp cao!

4. Mục tiêu dân chủ và công bằng cũng bị trùng lắp, thiếu khoa học.

Thực tế chứng tỏ muốn có dân chủ lại phải dựa trên cơ sở công bằng về mọi mặt đời sống xã hội : quyền lợi và nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm, vật chất và tinh thần v.v... Trên trái đất này, có nơi nào đầy rẫy bất công mà lại có dân chủ? Ngược lại, nếu đã thực sự dân chủ thì dần dần sẽ có công bằng, vì khi đó không ai có thể độc đoán, chuyên quyền, che dấu sự thật để chiếm đoạt công sức của nhân dân, giàu lên bất chính, trong khi nhân dân vẫn nghèo khổ. Nói cách khác, biểu hiện cụ thể của dân chủ là công bằng; ngược lại, công bằng là điều kiện thực hiện dân chủ, vậy hai mục tiêu là một thể thống nhất, gắn kết với nhau, không nên tách rời. Hơn nữa, làm thế nào để có dân chủ mà lại không có tự do đây? Tự do chính là tiền đề tiến đến dân chủ. Chủ tịch HCM đã nghiền ngẫm cả đời để đưa ra một chân lý được cả thời đại công nhận “không có gì quí hơn độc lập tự do”; Tại sao Bác không nói “Không có gì quí hơn độc lập, dân chủ?.. Vậy chỉ nêu dân chủ mà không nói đến tự do lại là thiếu sót rất nghiêm trọng, là không trung thành với tư tưởng HCM! Không suy thoái tư tưởng thì là gì?

5. Hai yếu tố dân chủ và văn minh cũng không hoàn toàn độc lập với nhau, nên cố nhét cả vào một cái rọ khẩu hiệu cũng thành thừa. Trong thời đại hiện nay, một đất nước được coi là văn minh tất yếu phải là nước thực sự dân chủ; ngược lại, khi đã dân chủ thì sẽ phát huy được sức mạnh toàn dân, xây dựng được thể chế hợp lòng dân, mọi hoạt động theo ý chí nhân dân, kết quả là xã hội phát triển toàn diện, cả vật chất, tinh thần, kinh tế, KHCN, văn hóa, lối sống v.v... tức là trở thành nước văn minh. Không ở đâu, chính quyền mất dân chủ, lại được công nhận là nước văn minh. Vậy cứ phấn đấu dân chủ thực chất đi sẽ khắc có văn minh, việc gì phải kể lể dài dòng?

6. Trong khi có hàng loạt nội dung câu khẩu hiệu bị trùng lắp thì lại thiếu một mục tiêu quan trọng hàng đầu: đó là hạnh phúc của con người. Mưu cầu hạnh phúc là bản chất và quyền lợi tự nhiên vốn có của từng con người cụ thể cũng như cả cộng đồng nói chung và đã được hiến pháp nhiều nước văn minh thừa nhận, sao ở VN lại né tránh, bỏ đi? Hạnh phúc là tổng hợp của rất nhiều yếu tố trong cuộc sống, bao gồm đời sống vật chất được bảo đảm, môi trường trong sạch, có quyền tự do, dân chủ thực sự, đời sống tinh thần, văn hóa rất cao, thuộc đẳng cấp văn minh v.v... không phải chỉ lắm của nhiều tiền. Như vậy, coi nhẹ hạnh phúc của con người là đi ngược lại mục đích của mọi cuộc CM, mọi hoạt động của nhà cầm quyền chính nghĩa, chính danh ở mọi QG. Nếu không thừa nhận hạnh phúc của người dân và phấn đấu trọn đời cho mục tiêu đó thì Đảng, NN tồn tại vì ai đây? Về thực chất,khi đã gạt bỏ hạnh phúc của nhân dân thì mọi câu khẩu hiệu đưa ra dù chắp vá thống kê dài dòng đến mấy cũng đều là mất phương hướng, thiếu tôn trọng quyền con người, thậm chí là lừa mị!

Vậy đã đến lúc phải đổi mới tư duy triệt để, không nên lưu luyến cái cũ để rồi cứ loanh quanh thêm bớt, đổi chỗ vài ba từ đã cùn mòn trong khẩu hiệu cũ. Dẫu biết rằng khó có ai nghe nhưng mỗ tôi không thể không đưa ra một phương án của riêng mình, mong các cụ cảm thông, chia sẻ. Đây là câu khẩu hiệu mới mà theo tôi sẽ khắc phục được những thiếu sót nên trên.

5 tháng 5, 2015

Hiểu mình, hiểu người để hội nhập thành công (bài 3)

 (Tiếp theo phần thứ nhất - A)  
 
B.   Thử nhìn lại chính  mình: Ta là ai?

1. Về bản chất kinh tế, tất cả chúng ta đều xuất thân từ  nền sản xuất nông nghiệp nhỏ,, manh mún , tự phát, trình độ KHCN lạc hậu,chủ yếu tự cấp tự túc,sống nhờ vào may rủiv.v  Vì vậy thường  tư duy nhỏ, nghĩ ngắn( nhiệm kỳ),chỉ thấy lợi trước mắt kiểu ăn sổi,chụp dựt, không có cơ sở nâng tầm tư duy  sản xuất lớn,lâu dài , (Giấc mơ con phá nát cuộc đời con-Thơ Chế lan Viên).

Mục tiêu chiến lược cũng trừu tượng,khó hiểu, thay đổi liên tục. .( Hiến pháp  Hoa Kỳ từ đầu đến nay không đổi , Hiến pháp  VN thay nhiều lần),Cương lĩnh,chủ trương chính sách  cũng thay đổi qua từng  kỳ ĐH.
 
2. Về  bản chất tư tưởng, tác phong, lối sống  : Tất cả chúng ta, kể cả cán bộ đảng viên tiên phong nhất đều thoát thai từ chế độ PK, mang đậm dấu ấn vua quan phong kiến  rất nặng nề. Từ đó phát sinh những hiện tượng như:
 
- Thích đứng trên quần chúng dạy bảo huấn thị cấp dưới là chính, thích phân chia đẳng cấp trên- dưới, quan chức- thường dân, phân biệt chế độ hưởng thụ cả khi sống, khi ốm đau và cả khi chết! Thoải mái chi tiền dân,coi  tiền ngân sách là của riêng, có quyền ban phát sử dụng tùy thỏa thuận nội bộ, thích duy trì cơ chế xin- cho để ra oai, (nhưng tiền cho lại của dân chứ không phải của họ làm ra.)

- Thích được tôn sùng là lãnh tụ  để đứng trên pháp luật, định kiến với dân chủ hóa,,quyền con người, dị ứng với xã hội công dân,không thừa nhận bầu cử tự do, trưng cầu dân ý, tranh luận thiện chí, bình đẳng; Rất sợ công khai minh bạch,luôn tạo cơ chế quản lý làm lu mờ trách nhiệm cá nhân,nhất là trong hoạt động kinh tế.

  -Ngày càng xa rời thực tế cuộc sống người lao động , thường chỉ tiếp xúc với “dân chọn”, nắm tình hình qua giấy tờ, báo cáo của cấp dưới là chủ yếu.

- Ý  thức cộng đồng kém,,thiếu khả năng hợp tác để cùng giàu, giỏi cạnh tranh thiếu lành mạnh trong nội bộ hơn cạnh tranh với nước ngoài..

Hậu quả là trong chiến tranh dễ đoàn kết ,trong hòa bình lại dễ chia rẽ
 
  3.  Do không trải qua giai đoạn phát triển TBCN nên nhìn toàn cục,chúng ta còn  non yếu về  kiến thức và truyền thống kinh doanh,làm kinh tế,trình độ KHCN ,tư duy sáng tạo chưa phát triển,kém  mưu lược làm ăn v.v.so với  người TQ nên thường bị lừa,thua thiệt trong sản xuất kinh doanh..
 
4.  Đa số lãnh đạo đảng viên các cấp được học tập,đào tạo  tại LX cũ hoặc từ giáo trình dịch nguyên văn ,hoặc tự xào xáo biên soạn thiếu nhất quán nên chủ yếu  tiếp thu những yếu tố  chủ quan phiêu lưu nóng vội của lý thuyết XHCN thời  Stalin,coi trọng áp đặt,trấn áp hơn là thảo luận dân chủ, thuyết phục bằng thực tế; coi trọng “dân chủ nội bộ có chỉ đạo” hơn là  dân chủ thực chất đối với nhân dân.

-  Sai lầm lớn  nhất của lý luận  XHCN kiều LX là chủ trương công hữu hóa  tư liệu sản xuất chủ yếu,trước hết là đất đai,nguồn vốn v.v. quá sớm, đi trước ý thức con người quá xa.( ngày mai đây tất cả sẽ là chung, tất cả sẽ là vui và ánh sáng- Thơ Tố Hữu). Đó là điểm yếu chí tử khiến các thê lực thù địch,các nước văn minh lợi dụng xuyên tạc và kịch liệt chống CS( cho là  cộng vợ cộng chồng ). Con người là sản phẩm của tự nhiên gắn với bản chất  tư hữu để tồn tại. “ sự tước đoạt “ ( từ dùng  của V.Lênin) quyền tư hữu thực chất là tước đoạt quyền và khả năng sống của con người.

  Thực tế cho thấy: chế độ công hữu  TLSX chỉ có thể thực hiện sau nhiều thế kỷ nữa với ba điều kiện chủ yếu sau đây::
 
      Một là : Trình độ phát triển sản xuất xã hội và thu nhập đầu người  đã rất cao, đến mức sở hữu tư liệu sản xuất riêng  không còn có ý nghĩa gì đối với mọi người dân.
      
      Hai là : Phải có một bộ máy quản lý đời sống cộng đồng dân cư gọn nhẹ nhưng rất hiệu quả, ,có năng lực toàn diện ở trình độ  cao, trong đó mọi việc làm đều được điều chỉnh bởi ý chí toàn dân thông qua pháp luật ( một xã hội thượng tôn pháp luật ở đỉnh cao)
     Ba là : Bộ mấy  cầm quyền phải tập hợp được  những người thật sự chí công vô tư,toàn tâm toàn ý vì cộng đồng, không muốn, không cần và không thể tham nhũng.
 
    Cả ba  điều kiện tiên quyết nêu trên hiện chưa có ở nước ta. Vì vậy công hữu hóa của cải tài sản của đât nước  quá sớm rồi giao vào tay quan chức bộ máy  hiện nay  cũng tương tự  như …gửi trứng cho ác vậy!

-. Một sai lầm khác trong xây dựng hòa bình là chúng ta không đánh giá đúng vai trò của ý thức dân tộc, thay thế  quá sớm bằng giác ngộ giai cấp vô sản  khi chưa có cơ sở kinh tế -xã hội tương ứng.Chính điều này làm phân hóa đất nước,xung đột vũ trang,thù địch vùng miền,khó hòa hợp hòa giải dân tộc, tạo ra chống đối trong nội bộ ,khó hội nhập với thế giới văn minh v.v.

Biểu hiện cụ thể :  Nôn nóng  muốn đốt cháy giai đoạn, đẩy nhanh tiến trình lịch sử ,ảo tưởng có thể tiến lên  CNXH trong thời gian ngắn bằng lực lượng đám đông công nông. Do đó càng trung thành tuyệt đối với lý luận cũ, càng dễ trở thành bảo thủ,xa rời thực tiễn; luôn  đề cao ý thức hệ, chế độ, đảng v.v trong khi chưa coi trọng đúng mức lợi ích dân tộc  nên dễ thành mơ hồ trong xác định bạn thù…

- Những người nắm quyền lực thường lấy cuộc sống nhân dân làm đối tượng thí nghiệm những ý muốn chủ quan áp đặt bằng những quyết sách  đưa từ trên xuống ( Phổ biến và quán triệt những nghị quyết liên quan đến toàn dân do một số người soạn thảo ra rồi thông qua nội bô, không được  thảo luận công khai dân chủ trước toàn dân. Do đó không phải nghị quyết nào cũng đúng đắn,sáng suốt.

Trong những cuộc thí nghiệm nhằm chứng minh “ sự đúng đắn” của hệ tư tưởng, người lãnh đạo thường không tính đến những  hy sinh,mất mát  của người dân, không lấy con người làm trung tâm của mọi quyết sách.(   Trong khi định hướng của khối Asean vừa qua lấy con người làm trung tâm cho mọi hoạt đông ,hợp tác ).

- Bản thân hệ thống lý thuyết dẫn đường  của đảng CSVN hiện nay có nhiều lúng túng, tự mâu thuẫn, không thể khắc phục được nên dễ có những chủ trương hành động thiếu nhất quán,lúc tả lúc hữu, thay đổi tùy thời,tùy người, :

Xin đơn cử  vài dẫn chứng điển hình:
 
        - Một mặt chủ trương kết nạp doanh nhân (tư sản địa chủ mới )tức  kẻ thù giai cấp vào đảng,mặt khác vẫn kiên định lập trường giai cấp,thực hiện  mục tiêu XHCN tức tiêu diệt giai cấp; vậy là cho người giàu  vào đảng để nuôi béo, đến lúc nào đó sẽ diệt họ bằng cách  tịch thu tài sản để thực hiện mục tiêu công hữu hóa? Ngược lại, nếu không làm được điều đó thì sao gọi là XHCN ? ( theo lý luận cơ bản thì  “ công hữu hóa TLSX là hòn đá tảng của học thuyết  ML”)

        - Bản thân Đảng CSVN đã “tự diễn biến “ cả về nhận thức và hành động  từ lâu( trong ĐH 6) nhưng vẫn luôn lên án tự diễn biến, tự chuyển hóa v.v.. Theo lý luận , tự diễn biến là tự tìm ra chân lý cuộc sống,không bị sức ép bên ngoài mà tự mình kịp thời sửa chữa bổ sung triết lý  phát triển để điều chỉnh nhận thức và hành động cho phù hợp với thực tiễn khách quan, tránh được nguy cơ bảo thủ trì trệ, rất đúng với nguyên lý  của CN duy vật biện chứng,đáng lẽ phải khuyến khích, sao lại phê phấn,cấm kỵ?.

       - Tiếp thu lý luận về CNXH của LX cũ nên  đề cao một chiều  CN Duy vật,dẫn đến lối sống thực dụng hưởng thụ vật chất, không thừa nhận đời sống tâm linh,tôn giáo chân chính, nên đời sống văn hóa ngày càng xuống cấp. Một thời từng chủ trương xóa bỏ mọi thành quả của các chế độ cũ,kể cả vật thể và phi vật thể.: Cứ PK là xấu phải phá hết, tư bản  là phản động phải tiêu diệt hoặc cải taọ, kể cả kinh nghiệm làm ăn cũng như phong tục tập quán v.v.vBây giờ lại cho tự do hoạt động mê tín dị đoan tùm lum, như cầu tài cầu quan, hối lộ thánh thần v.v

      - Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, không thể không xây dựng  nền kinh tế tri thức ,kinh tế sáng tạo. Muốn có nền  kinh tế dựa trên KHCN phải tôn trọng tâng lớp trí thức. NHưng lý luận cũ chỉ đề cao công nông, thành kiến nhân sĩ trí thức ,hậu quả là khó tìm được nhân tài phục vụ sự nghiệp chung.
 
v.v và v.v..
 
5.  Đa số cán bộ đảng viên trưởng thành trong chiến tranh là chính nên dễ kiêu ngạo tự phụ, dựa dẫm vào quá khứ nhân dân anh hùng  để che lấp sai lầm khuyết điểm hiện tại, chưa có kiến thức và kinh nghiệm về KTTT, làm kinh tế kiều chiến tranh: đạt chỉ  tiêu trên giao  bằng bất kỳ giá nào,” dù phải hy sinh tất cả tốn kém bao nhiêu cũng được v.v., không coi trọng hiệu quả ,tiết kiệm. Nhiều người mắc bệnh  chủ quan duy ý chí, tưởng thắng trong chiến tranh sẽ dễ dàng  thắng trong hòa bình Hễ là lãnh đạo cấp cao thì không thể sai lầm, cái gì cũng đúng..Bí mật thỏa hiệp nội bộ để taọ ra bộ máy cầm quyền riêng nhưng lại tự cho mình  được phép quyết định vận mệnh dân tộc mà không dựa vào ý kiến đại đa số nhân dân thông qua bầu công khai dân chủ.

6. Bị nghèo khổ mất mát  trong chiến tranh kéo dài, không có cơ sở kinh tế riêng trước khi lên cầm quyền ( như ở nhiều nước phát triển )  nên số “không nhỏ”cán bộ đảng viên tranh thủ vơ vét,chụp dựt khi có thời cơ,điều kiện nắm quyền hành, ra quyết định.Quyền gắn với lợi  và với nhóm cùng có lợi  nên dễ đấu đá, hại nhau, mua bán để giành lấy ; mất dần phẩm chất hy sinh  vì nước vì dân , lại thường sĩ diện hão, thích hào nhoáng khoe khoang hình thức,đón rước linh đình, tốn kém, rất khác với những nước phát triển. Từ đó, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, lợi ích phân hóa với nhân dân, không thống nhất như trong chiến tranh..

-  Hiện nay không có cơ sở để chống tham nhũng thành công, vì sao?

    +  Tư tưởng tư hữu từ trong bản chất con người khiến cho nhiều cán bộ đảng viên luôn “muốn “ tham nhũng để tích lũy ban đầu bằng mọi thủ đoạn

    +  Không có khả năng nào khác để làm giàu chân chính ngoài con đường làm quan  có thời hạn nên”cần” vơ vét càng nhanh càng tốt để “hạ cánh an toàn.”

    +  Luôn được hưởng “tình tiết giảm nhẹ”   nhằm giữ uy tín và thế độc quyền nên cán bộ đảng viên vẫn yên tâm để “có thể “ tham nhũng dưới mọi hình thức và qui mô từ nhỏ đến lớn.

Khi quan chức đã “muốn, cần và có thể” tham nhũng thì làm sao ngăn chặn được?
 
 
C.                  Nhận định khái quát
 
   Dựa vào phương pháp luận “tìm về ngọn nguồn “nói trên, có thể đi đến một số nhận định quan trong dưới đây:
 
1.                   Thực tế nhiều thập kỷ qua  cho thấy VN chúng ta mới bắt đầu dò dẫm  phát triển KTTT  ở giai đoạn sơ khởi, chưa  có cơ sở vật chất kỹ thuật hùng mạnh,giàu có đến mức dư thừa,chưa có  điều kiện hình thành con người XHXN, nên chưa thể vội vàng bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN để  chuyển ngay sang chế độ XH CN hoàn thiện theo mô hình cũ dựa vào  ý muốn chủ quan của một số người cầm quyền.

Với trình độ phát triển XH thấp kém, những ưu khuyết điểm hình thành từ  bản chất cố hữu của mỗi con người VN nói chung, đảng viên CS nói riêng như  nêu trên,do hoàn cảnh lịch sử thay đổi, từ kinh nghiệm  các nước XHCN đã sụp đổ, có thể rút ra nhận xét: hệ tư tưởng cũ không còn phù hợp với nước ta,cần có một cơ sở  lý luận mới thay thế.

3.                  Do nóng vội, “bị ràng buộc”  bởi hệ tư tưởng XHCN  kiểu cũ( nhận xét của Ông Lý Quang Diệu về VN) vượt xa trình độ phát triển  của đất nước, bị lợi ích riêng  chi phối, tình trạng tham nhũng ngày càng khó khắc phục  nên mặc dù đảng CSVN trước kia  đã lãnh đạo toàn dân  giành được độc lập thống nhất đất nước ,nhưng  đến nay không còn đáp ứng được đòi hỏi vô cùng khắc khe của giai đoạn lịch sử mới.

 Thực tế cho thấy : Vđ đáng quan tâm nhất không phải là độc đảng hay đa đảng. Có nước độc đảng mà thành công ( Như Singapore với đảng AAA của ông LQD),có nước  đa đảng lại lộn xộn, chia rẽ,xung đột triền miên. Bởi vậy,vđ là tổ chức chính trị cầm quyền  có được nhân dân tín nhiệm bâu ra thông qua các định chế thật sự dân chủ hay không và có phẩm chất, năng lực xứng đáng hay không  mà thôi…
 
   4. Nhận định  trên không có nghĩa là phủ định sạch trơn,mà cần tiếp thu có chọn lọc mọi tinh hoa của  lý thuyết cũ,của truyền thống dân tộc,của nhân loại tiến bộ,những bải học thắng lợi trong quá khứ v.v.để tích cực chủ động tìm ra một hệ thống triết lý mới,mô hình tăng trưởng mới  có khả năng  điều chỉnh  sự phát triển tự phát của KTTT thành tự giác chuyển hóa  trong hòa bình và hội nhập, hướng vào  những mục tiêu dân tộc, nhân văn, hiện đại, phù hợp với lợi ích chính đáng chung của các quốc gia trên thế giới. Đề ra được những mục tiêu đúng đắn,vừa sức, phù hợp với nguyện vọng nhân dân và đặc điểm đất nước cũng chính là định hướng lâu dài tiến đến  mô hình xã hội mới,tốt đẹp hơn trong lịch sử tiến hóa nhân loại.Vậy không nên  băn khoăn tiếc nuối cái cũ nữa để có thể vui bước trên con đường mới do chính chúng ta mở ra.

Muốn vậy phải thực hiện dân chủ hóa thực chất,mạnh mẽ để  huy động trí tuệ toàn dân tộc và tận dụng thời cơ do  hội nhập đem lại nhằm tìm ra con đường phát triển mới cho đất nước.  DCH đúng đắn chỉ có lợi cho ban lãnh đạo đất nước,không có gì đáng sợ, vì bản chất DCH là nhằm phát huy  trí tuệ cộng đồng để phục vụ cộng đồng dân tộc, trong đó có lợi ích của chính nhà cầm quyền.

                                                     Hết 

3 tháng 5, 2015

Hiểu mình, hiểu người để hội nhập thành công (bài 3)

Nhân dịp kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30/4 năm nay, mỗ tôi xin liều mình “gợi ra để suy ngẫm” thêm một đề tài quan trọng nữa để hầu chuyện các cụ làng ta. Bài này chủ yếu đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề, không liệt kê khuyết điểm cụ thể, không tập trung phê phán chê bai đả kích cá nhân. Mục đích cao nhất là góp một tiếng nói dưới góc nhìn mới của một “người già hay nghĩ ngợi” nhằm làm rõ thêm một số vấn đề rất cơ bản, đáng quan tâm hiện nay, may ra có ích chút đỉnh cho ai đó, thế cũng là vạn hạnh. Về phạm vi đề tài, chỉ xin khoanh lại ở công cuộc xây dựng đất nước, không nhìn về quá khứ chiến tranh đã qua.
Mong lượng thứ vì bài hơi bị dài. Cúi xin các cụ có HA cao chớ nên đọc !

Phần thứ nhất: Hiểu đúng mình mới có thể hội nhập

A. Lý do cần phải hiểu đúng mình (Cơ sở lý luận và thực tiễn)

1. Có thể nói, lịch sử nhân loại đã chuyển sang giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như một xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Thực tế chứng tỏ, trong khi hội nhập, các quốc gia không thể chỉ chọn lấy “miếng ngon” hội nhập về kinh tế. Mọi người đều biết, hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc, lợi ích kinh tế quyết định quan hệ chính trị, ngoại giao, quốc phòng v.v... giữa các quốc gia dân tộc . Vậy, đã hội nhập kinh tế thì tất yếu buộc phải hội nhập về chính trị, văn hóa, quân sự ở những mức độ khác nhau v.v... không thể một mình một đường đi riêng, một luật chơi khác, chẳng giống ai, do đó sẽ không được ai “tin cậy chính trị“ để hội nhập với mình . Muốn vậy , chúng ta buộc phải cân đong đo đếm lại những gì mình có để tự điều chính một cách đúng đắn, không hòa tan nhưng cũng không bảo thủ, khư khư ôm lấy cái tôi cũ kỹ. Không hiểu đúng mình sẽ không có khả năng hội nhập thành công vì dễ mắc sai lầm khuyết điểm…

2. Trong chiến tranh, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, trong xây dựng hòa bình lại càng cần thông tin chính xác để quyết định đúng. Bởi lẽ xét đến cùng, mọi hành động lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đều phải tuân thủ quá trình nghiêm ngặt của điều khiển học (Xibecnetic) gồm 3 khâu: - Thu thập thông tin - xử lý thông tin - ra quyết định. Nếu thông tin sai lệch thì mọi quyết định đều sai. Muốn có thông tin chuẩn lại phải hiểu đúng tình hình, đánh giá đúng bản thân, cấp trên, cấp dưới v.v... để tránh chủ quan, thiếu sót hoặc bóp méo thành sai lệch.

Vừa qua có nhiều quyết định, điều luật, chủ trương sai trái , gây bức xúc trong nhân dân, một phần do tham nhũng, phần khác là do thông tin sai lệch từ phía chủ quan người trong cuộc.

3. Từ khi có đảng CSVN, dân tộc ta đã trải qua ba cuộc chiến vô cùng khốc liệt và đã giành thắng lợi vẻ vang... Nhưng suy cho cùng, chiến tranh kể cả chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng là bất đắc dĩ và là sự lựa chọn không mong muốn để tồn tại, không phải mục đích cao nhất của cuộc sống, lại càng không phải niềm vui, là trang sử vàng đáng tự hào duy nhất của dân tộc. Trong chiến tranh, lợi ích trên dưới dễ tương đồng, phân hóa giàu nghèo chưa sâu sắc, lại không cần nhiều kiến thức toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, KHCN... phức tạp như trong xây dựng hòa bình. Vì thế , xây dựng đất nước là sự nghiệp hoàn toàn mới mẻ, vĩ đạị, đáng tự hào, là nhiệm vụ trọng tâm lâu dài, gian khổ khó khăn, đòi hỏi huy động toàn bộ trí tuệ và sức mạnh của cả dân tộc, không thể do một số người nào đó “đưa đường dẫn lối”, nhất là khi họ cũng mang nặng những “dấu ấn âm tính” của quá khứ như mọi người dân bình thường. Do vậy, không những chúng ta chỉ cần biết mà phải hiểu kỹ bản thân mình trong quan hệ với cái thế giới hốn mang mà ta đang nhập vào. Có như vậy mới mong tránh được sai lầm, giành lấy thắng lợi.

4. Một luận điểm cơ bản làm chỗ dựa cho những suy ngẫm này xuất phát từ nguyên lý: không thể xây dựng CNXH kiểu mới bằng hệ thống lý luận cũ, càng không thể có CNXH khi chưa có con người XHCN.

Quan điểm này phù hợp với học thuyết Mác và tư tưởng HCM.Bởi theo phép biện chứng duy vật,CNXH không thể ra đời ở những nước lạc hậu. Con người XHCN không thể ở trên trời rơi xuống.phải xuất hiện dần dần từ trong lòng những nước phát triển đã hình thành nhiều nhân tố của CNXH...

- Sự thất bại của LX, khối Đông Âu (văn minh tiến bộ hơn VN nhiều lần), sự chuyển hóa của Cuba v.v... đã chứng minh cho luận điểm đó.

- TQ cũng đã đổi màu, thực chất hệ tư tưởng cuả họ là CN dân tộc Đại Hán bành trướng, lấy lợi ích dân tộc làm mục tiêu tối thượng (giấc mơ Trung hoa) không có điểm gì chung với CNXH (đặt quyền lợi của giai cấp vô sản toàn thế giới lên trên hết v.v...).

- Đã từ lâu trên thế giới không có cuộc CMVS, khởi nghĩa vũ trang nào giành chính quyền về tay công nông thắng lợi như trước đây.

- Trong khi đó, VN chúng ta duy ý chí, nuôi tham vọng đi trước thời đại quá xa, tiến thẳng lên CNXH khi chưa hội đủ điều kiện vật chất và con người phù hợp. Sự thật là ở VN chủ yếu mới chỉ có những người giác ngộ CN yêu nước, tinh thần dân tộc, nguyện vọng ĐLTD, chưa có điều kiện tiền đề để có con người XHCN đích thực với những phẩm chất rất đặc biệt cần có.

5. Trong chiến đấu, Đảng đã rất trong sáng, giỏi giang, vận dụng lý luận, hưy động sức mạnh nhân dân bằng mục tiêu, lý tưởng cao đẹp - độc lập tự do, xóa bóc lột, người cày có ruộng, công nhân làm chủ nhà máy v.v... nên đã thắng lợi. Trong xây dựng cũng đã gặt hái được những thành tựu lớn, làm thay đổi bộ mặt đất nước, không thể phủ nhận. Nhưng giai đoạn sau hòa bình 1954 có nhiều sai lầm, đặc biệt sau năm 75, lại càng có những thiếu sót nghiêm trọng; sau đổi mới, đúng sai xen kẽ. Đến nay, thời kỳ phát triển theo chiều rộng và bằng sản phẩm thô, bằng mọi giá, cả vật chất, tinh thần, môi trường, tài nguyên v.v... đã qua. Nói cách khác, hiện chúng ta đã hết động lực phát triển. Phải tạo xung lực mới, để có những bước ngoặt đột biến, đi lên với tốc độ nhanh hơn, nếu không muốn tụt dốc ngày càng xa, dẫn đến nguy cơ bị phụ thuộc, biến thành con tốt trong tay nước lớn, thậm chí mất nước.Vậy đã đến lúc chúng ta phải dứt khoát đi trên “con đường mới“ (tên một chương trình TV vừa xuất hiện) do chính ta lựa chọn... Để làm điều đó, cần nhìn lại hành trang của mình một cách toàn diện nghiêm túc, không thể thỏa mãn chủ quan, hoặc né tránh được nữa…

Đến nay, có thể nói đã đủ độ lùi lịch sử để những người có trách nhiệm với Quốc gia dân tộc tạm gạt sang một bên mọi ánh hào quang quá khứ để nhìn lại chính mình. 85 năm thành lập Đảng CS, trong đó, 35 năm chiến tranh và 40 năm xây dựng cuộc sống đủ để hiểu ra nhiều điều về mình, về thiên hạ... Những gì xấu tốt, đúng sai v.v... đều đã bộc lộ rồi, không thể che dấu được; đó là kết quả của cuộc sống hiện đại với CNTT, internet, giao lưu quốc tế v.v... Tuyên truyền, lý luận theo kiểu độc quyền chân lý, cả vú lấp miệng em, nhào nặn sự thật, giả dối lừa phỉnh lẫn nhau như trước kia v.v...đều phản tác dụng và chỉ có hại cho sự nghiệp chung.

6. Thực tế lịch sử dân tộc và giai đoạn CM vừa qua cho thấy: Muốn thực sự hiểu mình lại phải nghiêm khắc tự kiểm điểm, tìm cho ra nguyên nhân thiếu sót, không kiêu ngạo cho cái gì cũng đúng, cũng vĩ đại, luôn sáng suốt tài tình trong mọi việc mọi lúc mọi nơi, cũng không thể chỉ nêu hiện tương bề ngoài.

- Cha ông ta đã nêu gương như vậy, những người CS không thể không học tập và làm theo. Chẳng hạn, gần đây mới phát hiện bài bia ký của vua Tự Đức, trong đó Ông tự nhận nhiều tội lỗi của mình với Tổ tiên và thần dân một cách công khai và rất nghiêm khắc. Hồi mới thành lập đảng, TBT Nguyễn văn Cừ đã nêu gương viết cuốn sách “Tự chỉ trích”; Bác Hồ cũng đã tự kiểm điểm, đề cao tự phê, công khai thừa nhận sai lầm trong CCRĐ...

- Kinh nghiệm công tác tư tưởng thời kỳ kháng chiến vẫn rất bổ ích: Trước khi mở chiến dịch quân sự, để thống nhất ý chí, hiểu địch hiểu ta, các cấp thường tổ chức chính huấn, chỉnh cán, chỉnh quân rất nghiêm túc và hiệu quả thiết thực.

Nay sao không thấy nghiêm như vậy nữa, thường né tránh hoặc chung chung, phê tự phê theo kiểu nghe ngóng nhìn nhau, bao che cho nhau để khuyết điểm chìm đi. Phải chăng vũ khí phê - tự phê đã cùn mòn, han rỉ?

Bởi thế, đã đến lúc nghiêm túc nhìn lại mình, để biết mình là ai, ở đâu ra, có những nguyên nhân nào khiến ta phạm sai lầm khuyết điểm; từ đó mới mong sửa từ gốc, không chỉ khơi khơi trên ngọn.

(Còn tiếp)