(Mình định giảm bớt viết lách vì lý do sức khỏe nhưng đọc ĐVHùng thấy các cụ tranh luận sôi nổi liền nổi máu..gõ, viết bài này).
* * *
Tôi cho rằng việc giao lưu, trao đổi những suy nghĩ đa chiều về mọi v/đ trong cuộc sống giữa các cụ Làng ta đều rất lý thú và bổ ích, thiết nghĩ nên duy trì đều đều. Gần đây, theo định hướng của cụ Mõ Cala đầy bản lĩnh, các cụ bám rất sát thời cuộc khiến cho không khí sôi động hẳn lên, không ai có thể vô cảm trước tình hình đất nước. Ấy là điều rât đáng quí vậy.
Bài do Cụ ĐVH từ xa đưa về là một thí dụ. Ngoại trừ vài ba câu chữ tranh biện chưa có gì nghiêm trọng khi trao đổi, tôi xin phép phát biểu ý kiến riêng như vầy.
Tội ác của CN đế quốc,thực dân nói chung, HK nói riêng đối với nhân loại và dân tộc ta là sự thật lịch sử không thể phủ nhận và không ai được phép quên. Tuy nhiên,có lẽ chúng ta không nên chỉ dừng lại ở giới hạn của một dạng hoạt động thần kinh TW: quên hay không quên những tội ác đó? Do nhiều nguyên nhân sâu xa, tôi buộc phải đi sâu phân tích bài viết trên của tác giả NMT bằng cách đặt ra và trả lời những câu hỏi dưới đây .
1. Đứng trên lập trường nào để giải quyết v/đ nên hay không nên quên tội ác của cựu thù.?
+ Đó phải là lập trường dứt khoát đặt lợi ích dân tộc lên trên hết; không thể vì ý thức hệ hay tình cảm hận thù riêng tư, hoặc là một thói quen tư duy đám đông đã hằn thành nếp.
Có lẽ lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhớ lại lời Cụ Hồ năm xưa trước khi sang Pháp đã căn dặn cụ Huỳnh “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.
Điều “bất biến” ở đây chính là lợi ích dân tộc, sự tồn vong của đất nước, là độc lập tự do, toàn ven lãnh thổ, hạnh phúc của nhân dân v.v... trong bối cảnh lịch sử mới. Điều “vạn biến” ở đây là sự thay đổi bất thường, khó lường của tình hình thế giới, của từng quốc gia, dân tộc với những mâu thuẫn xung đột lợi ích khác nhau khiến cho mọi mối quan hệ truyền thống bị đảo lộn đến gốc rễ.
Ngô Thời Nhậm xưa cũng có câu nói khảng khái để đời trước khi bị chém đầu về lý do tại sao theo Tây Sơn: “Thế chiến quốc thế Xuân thu, gặp thời thế thế thời phải thế”. Hiện nay lại có một nguyên tắc rất quan trọng trong bang giao giữa các QG: “Không có bạn bè và kẻ thù vĩnh cửu, chỉ có lợi ích dân tộc là tồn tại mãi mãi”. Lịch sử quan hệ quốc tế hiện nay có biết bao minh chứng cho phương pháp tư duy biện chứng đó khiến chúng ta không thể không tính đến.
Hãy lấy thí dụ từ Nhật Bản: sau thế chiến 2, bị HK và đồng minh đánh bại với biết bao chết chóc đau thương nhưng họ đã tự nguyện làm đồng minh của cựu thù để được hỗ trợ xây dựng lại đất nước và được bảo vệ bởi cái ô hạt nhân, nhờ đó có thể tập trung toàn lực phát triển kinh tế với khẩu hiệu: "thua trong chiến tranh nhưng Nhật nhất dịnh sẽ thắng trong hòa bình”. Quả nhiên chỉ sau hơn ba thập kỷ, họ đã vươn lên thành cường quốc kinh tế toàn cầu. Nếu họ cứ căm thù Mỹ mãi mãi thì sẽ ra sao? Sự lựa chọn vì lợi ích dân tộc đã đúng. Còn có thể kể ra rất nhiều thí dụ tương tự.
2. Khi trình bày lich sử, phải luôn khách quan khoa học và công bằng, không cắt xén, né tránh sự thật. CN đế quốc, thực dân gây tại họa cho nhân loại nhưng những học thuyết đầy ảo tưởng, sai lầm cực đoan như CN CS không gây ra tai họa cho ai ư? Theo thống kê sơ bộ dưới thời ô. Elsin, riêng thời kỳ Stalin và Đảng CSLX thống trị LX, ít nhất cũng có hàng chục triệu người chết thảm vì tù đầy, thanh trừng nội bộ; Còn ở TQ, con số đó còn cao hơn 3-4 lần, tính từ CMVH cho đến đàn áp “pháp luân công”. Những sai lầm của hệ tư tưởng CS tả khuynh cũng gây bao thảm họa cho nhân dân ta, thiết tưởng không cần nhắc lại. Vậy nhưng tác giả lờ đi theo một ý đồ có sẵn để đánh lạc hướng dư luận.
3. Vì sao đúng lúc này, NMT lại tung ra một bài tổng kết công phu nhằm thuyết phục người đọc căm thù Mỹ như vậy? mục đích thật sự của việc làm này là gì. Tại sao anh ta không nói một câu nào về tội ác của quân xâm lược TQ đối với nhân dân ta năm 1979? Phải chăng tác giả muốn chúng ta quên đi, chỉ kích động hướng căm thù vào Mỹ?
Để hiểu thêm thâm ý của bài viết, cần đặt lại câu hỏi: Nhớ tội ác cựu thù để làm gì ? Trong bối cảnh đất nước bị đe dọa thường xuyên, với chiến lược đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, nếu có thời cơ, điều kiện liên kết với bất kỳ ai để bảo vệ Tổ quốc thì sao lại từ chối, cứ khư khư ôm mãi mối thù? ai sẽ được thủ lợi từ sự lựa chọn sai lầm đó, chắc chắn là TQ. Đây chẳng phải là một âm mưu ly gián rất thâm độc ư?
4. Từ phân tích trên, chúng ta thử suy ngẫm thêm điều này: tác giả bài báo là ai? Tôi cho rằng, đây rất có thể là một nhóm chuyên gia chuyên chống phá VN do chính TQ tổ chức, hoặc có thể là bọn Việt gian tay sai TQ nằm ngay trong nội bộ ta.
Không phải ngẫu nhiên xuất hiện bài đó giữa lúc đất nước bị phân tâm, kể cả lờ đờ cũng đang “băn khoăn đứng giữa đôi dòng nước, chọn một dòng hay để nước trôi” (Tố Hữu). Có thể hình dung, nếu trước đây, toàn dân cùng hướng về một mục tiêu chiến đấu cho độc lập tự do thì hiện nay, từ trên xuống dưới đang nhìn về nhiều phương khác nhau với những phe phái và lợi quyền rất khác nhau, không thể đồng nhất. Trong bối cảnh đó, bài viết nhằm vào ai? Định hướng tư tưởng cho ai, nhằm mục đích gì?
5. Mọi người đều biết: để một một dân tộc tồn tại và phát triển trong bối cảnh lịch sử mới đầy mâu thuẫn, xung đột như hiện nay, dân tộc đó buộc phải xác định chính xác ai là TA-BẠN-THÙ. VN cũng không thể là ngọai lệ. Nếu cả hệ thống lờ đờ vẫn coi mọi cá nhân, mọi ý kiến phản biện, trái chiều là “thế lực thù địch” thì làm sao đất nước phát triển? Nếu chỉ coi những người dễ bảo, dễ nghe lời trong đảng và bộ máy lợi ích nhóm là Ta thì làm sao có đại đoàn kết toàn dân tộc để đi lên? Về Bạn cũng vậy. Nếu vẫn căm thù tất cả phe đế quốc thực dân thì làm sao tìm thấy chỗ dựa cho đất nước trước họa ngoại xâm? Ai sẽ bênh vực ta, đứng về phía ta nếu ta bị xâm lược? Vậy cần xác định cho rõ : lúc này, ai là bạn ta? Bạn - đó là mọi lực lượng ủng hộ VN xây dựng và bảo vệ đất nước dưới mọi hình thức và biện pháp khác nhau, dù trước đó họ là ai. Nói về thù, hiện ai đe dọa và trên thực tế chống phá nước ta, bắn giết ngư dân, coi BĐ là ao nhà của họ v.v..., thì kẻ đó tự biến thành kẻ thù của VN. HK ư ? Không, Nhật Bản ư? Cũng không. Chỉ còn duy nhất một kẻ thù của VN là CN bành trướng TQ, không có ai khác. Về sách lược, dù chúng ta không công khai tuyên bố và cũng không nên tuyên bố nhưng về tư tưởng chỉ đạo, cần dứt khoát nhận diện đúng kẻ đang và sẽ phá hoại sự nghiệp xây dựng Tổ quốc ta bằng mọi thủ đoạn, kể cả sử dụng vũ lực ( Gần đây lại rộ lên những kế hoạch dự tính đánh chiếm VN trong 3 ngày, phá TP HCM trong 1 giờ v.v.) Có thể nói hiện nay không có QG nào trực tiếp đe dọa VN như “thế lực phản động” trong bộ máy lãnh đạo Đảng và NN TQ. Trong khi đó lợi ích của HK, Nhật bản, Ấn Độ, ASEAN v.v... với VN trong thời gian dài trước mắt là cơ bản song trùng, đặc biệt trên hướng BĐ. Vậy tại sao ta phải căm thù họ để làm mất đi một sức mạnh liên minh vì lợi ích dân tộc?
Dĩ nhiên không ai trong chúng ta ngây thơ hoàn toàn đặt miềm tin tuyệt đối vào đối tác HK. Mỹ vẫn lập lờ, không kiên quyết do lợi ích kinh tế với TQ. Obama là một nhạc sĩ đang thổi tiếng kèn ngập ngừng khi ở vào cuối nhiệm kỳ.
Do đó phải tỉnh táo, không “nhất biên đảo” đi hẳn với bên này chống lại bên kia; rất dễ trở thành lính xung kích cho một phía như đã từng; mặt khác cần tận dụng tối đa mâu thuẫn Mỹ - Trung để bảo vệ lợi ích dân tộc. Liên kết, hợp tác có điều kiện với HK và các QG khác có cùng lợi ích tương đồng để bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc và tranh thủ thời gian xây dựng đất nước mạnh lên, thoát khỏi nguy cơ bị TQ xâm lược, thôn tính, trước hết ở BĐ. Trong đó, có mô hình hợp tác Hải quân đa QG tổ chức tuần tra thường xuyên bảo vệ tự do hàng hải, hàng không tại TBD nói chung, BĐ nói riêng. Đó phải chăng là thượng sách sinh tồn của chúng ta trong bối cảnh một thế giới đầy rẫy biến động khó lường?