Tìm
kiếm một giải pháp mới cho BĐ
Gần đây , dường như chỉ chờ dịp QH nước ta
thông qua Luật biển, nhà cầm quyền TQ đã hung hăng tung ra nhiều chiêu thức
hiểm độc tại Biển Đông. Phản ứng chính thức của NN ta lần này được coi là tích
cực, kịp thời, song vẫn ít hiệu quả. TQ không thèm để ý những lời lẽ cứng rắn
của cả VN và Phi , đừng nói “chấm dứt “ kế hoạch lấn tới theo một kịch bản soạn
sẵn.Các nước có liên quan tại BĐ cũng chỉ hạn chế trong một vài hoạt động mang
tính tượng trưng như tập trận chung tại vùng biển xa, bình luận trên các phương tiện thông tin
đại chúng , tổ chức hội thảo khoa học v.v. Không ít người dân ta còn thờ ơ đến vô cảm trước thời cuộc, ,chỉ lo
kiếm tiền làm giàu , một số khác lại chỉ thấy hiện tượng chưa thấy bản chất vđ.
Không ít người có trách nhiệm lại cho
rằng TQ vẫn còn là “Đ/c anh em, cùng hệ
tư tưởng CS “, không thể gây chiến với VN ở BĐ, hoặc cho rằng họ vẫn trong giai
đoạn án binh bất động,” đang tính toán thêm để không bộc lộ mưu đồ bá quyền một
cách quá đáng, vẫn tiếp tục “ nép mình chờ thời v.v. .
Có thật thế chăng ? dưới đây ,với
trách nhiệm công dân, tôi xin trình bày
một số suy nghĩ riêng để đ/c tham khảo , coi như ý kiến đóng
góp cho “Hội Nghị Diên Hồng “ thời đại Internet !.
I Nâng cấp cảnh giác , nhận rõ nguy cơ cận kề đang đe dọa đất nước ta.
1.
Đánh giá tình
hình hiện nay trong quan hệ với TQ, cần làm rõ hai hướng : đất liền và trên
Biển Đông
Tôi cho rằng, nếu trên đất liền, khả năng xẩy ra xung
đột quân sự giữa hai nước chưa rõ rệt như thời kỳ cuối 78 ,thì trên BĐ, nguy cơ
đó đang lớn lên từng ngày.
- Chúng ta không nên ảo tưởng, cần nhìn thẳng
vào sự thật cay đắng này : VN đã mất
Hoàng Sa vào tay TQ, hầu như không thể lấy lại được. Có chăng, đó chỉ là giấc
mơ của ngàn năm sau.hoặc một dịp may thiên phúc. ! Nay chỉ còn Trường Sa, nếu
vì bất kỳ lý do chủ quan nào mà để mất nốt thì tội lỗi sẽ vô cùng lớn, bị con
cháu muôn đời nguyền rủa. Xin phép nói thẳng : Nếu để TS rơi vào tay TQ thì mọi
công lao, uy tín và cả thể chế được xây nên bằng xương máu hy sinh của cha
ông chúng ta và cả bản thân thế hệ chúng
ta sẽ đổ xuống sông xuống biển.
2.
Vậy TQ đang theo
đuổi âm mưu gì và sẽ làm gì đối với VN
nói chung và với BĐ nói riêng ?
- Với VN :
Tiếp tục sử dụng con bài CNML , CS , 16 chữ v.v. để khống chế về tư tưởng, gây
ảo giác về lý tưởng chung, trong khi ra
sức làm suy yếu và kìm chế không cho VN
phát triển. Về kinh tế , chỉ săn tìm các
dự án khai thác khoáng sản, đưa càng
nhiều người sang các vị trí trọng yếu càng tốt, không bỏ vốn đầu tư các ngành
kinh tế trọng yếu, chủ yếu đấu thầu xây dựng nhằm kéo dài thời hạn hoàn thành
công trình bằng công nghệ cũ ; tìm mọi
cách tuồn hàng buôn lậu chất lượng thấp thậm chí thực phẩm độc hại vào VN …Về
lâu dài, phá vựa lúa ĐB sông Hồng và sông Cửu Long bằng hệ thống đập thủy điện ở thượng
nguồn, dùng thương nhân lũng đoạn thị trường nước ta. Về chính trị,ra sức chia rẽ nước ta với các nước láng giềng nhất là K và Lào, làm
suy yếu Asean trên thực tế . Về quân sự ,chọn
VN làm đột phá khẩu ( chĩa mũi giáo
vào VN ) vì LX phe XHCN không còn, Nga đang thỏa hiệp với TQ để đối phó với HKỳ
, Quan hệ VN – HK đang còn mù mờ, chưa rõ ràng do bất đồng về ý thức hệ và các
vđ nhân quyền , tôn giáo ,các nước A nhỏ yếu, không thể cứu VN bằng hành động
cụ thể, , quan hệ chiến lược VN- Nhật rất đáng tin cậy, đang phát triển nhanh nhưng
chưa có khung pháp lý cho một liên kết quân sự ( như HK và Phi ), quan hệ Ấn độ
với VN rất tốt nhưng cũng như trường hợp với Nhật . Do đó ,TQ dự tính đánh VN
tại TS sẽ thuận hơn so với bãi đá của
Phi vì Phi có hiệp ước liên minh QS với HK…
-Mục tiêu chiến lược tại BĐ :.
Về lâu dài, mục tiêu của TQ không thay đổi ,chỉ
có thủ đoạn luôn thay đổi mà thôi.
Đó là : Tìm mọi cách tách riêng từng nước có liên quan theo phương
châm “chia để chiếm dần “, ngăn cản họ
liên kết với nhau ( chỉ bàn song phương ), trên cơ sở đó, liên tục gây
sự trên BĐ, tạo cớ để đánh lẻ và dần dần
chiếm đảo của từng nước , trước hết là Trường Sa của VN , sau đó đến
Phi,Malaixia v.v., thực hiện mưu đồ làm bá
chủ BĐ, vươn xa hơn trong TK 21 , đảm
bảo an toàn giao thương của TQ ra thế
giới ,đồng thời khống chế việc đi lại của các nước khác…Trung Quốc đang nhanh
chóng biến các đảo đang và sẽ chiếm đóng trái phép trên BĐ thành các căn cứ
Không-hải quân để do thám, giám sát trên một khu vực rộng lớn vươn đến tận các
vùng biển bao quanh Nhật Bản và Ấn Độ Dương. Những căn cứ quân sự phi pháp trên
còn là cơ sở để Bắc Kinh tìm cách chiếm giữ những khu vực nước sâu của BĐ, mở
rộng khu vực hoạt động của tầu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo hay các loại
tàu chiến lớn nhằm kiểm soát,uy hiếp và
gây cản trở cho hoạt động của các nước.
- Mục tiêu chiến dịch : Dùng số lượng tàu chiến và không quân áp đảo
tại địa bàn chiến dịch ,đánh bại sức đề kháng tại chỗ của VN, tập trung quân đổ
bộ đánh chiếm một số đảo tại TS ,đặt thể giới trước sự đã rồi,
lấy đó làm bàn đạp lấn dần cho đến khi
đánh bật VN , Phi, Malai v.v. ra khỏi BĐ
- Thủ đoạn
: Sử dụng mọi thủ đoạn cả kinh tế,
chính trị, ngoại giao, quân sự,vừa đe
dọa, vừa lừa bịp, ve vãn, mua chuộc giới
lãnh đạo các nước có liên quan, nói 1 đằng làm một nẻo, tung hỏa mù gây ảo
tưởng , thực hiện hợp pháp hóa đường lưỡi bò, dùng tàu cá làm con mồi tạo cớ để phát
động chiến tranh cục bộ trên biển, tiến
công chiếm đóng TS, trạng thái mà ICG gọi là nguy cơ “ xung đột vũ trang “:
"Thiếu
sự đồng thuận về quan hệ cơ chế giải quyết mâu thuẫn, căng thẳng ở Biển Đông
(Biển Nam Hoa) có thể dễ dàng leo thang thành xung đột vũ trang,” – Paul George
Quinn, giám đốc của chương trình ICG về châu Á cảnh báo.
3.
Tóm lại,, quan
sát những động thái gần đây tại BĐ, có thể thấy ,TQ hiện đang ở cải thế cưỡi hổ,
đã đi những nước cờ quá đà, không thể lui, càng không thể dừng lại được . Họ phải chiếm bằng được BĐ
thông qua cuộc xung đột quân sự đánh
chiếm Ts của VN nhưng chưa chủ trương leo thang chiến tranh vào đất liền . Tôi cho
rằng họ đã kết thúc hoặc sắp kết thúc giai đoạn chờ thời , ẩn mình, “trỗi dậy trong
hòa bình” để chuyển sang gia đoạn tự bỏ mặt nạ, tién hành những hoạt động quá
đáng ,quyết liẹt để đạt mục tiêu đề ra vì tưởng rằng dường như thời cơ đã đến ?
Chính
vì vậy, có thể nói ở mức độ nhất định, nước ta đang đứng trước tình thế hiểm nguy tương
tự thời Nguyên Mông hoặc thời đế chế nhà Minh, cũng như đang ở trong tình thế
gần giống năm 79 nhưng chỉ trên phạm vi
BĐ .
Nhìn tổng quát, về so sánh lực lượng hiện nay
, TQ có nhiều thuận lợi để có thể đánh VN ở TS hơn thời kỳ chiến tranh
biên giới trước đây .
II. Phân tích những
nguyên nhân sâu xa
Những suy ngẫm trên có chủ quan, khiên
cưỡng và lo lắng thái quá không ? Muốn
trả lời, cần phân tích nguồn cội những hành động của TQ , không phải tự ta suy luận
theo kiểu áp đặt. Thấu hiểu nguyên nhân đích thực của mọi hiện tượng xã hội
chính là phương pháp cần thiết nhằm tiếp
cận chân lý khách quan trong khoa học
chính trị..
Có nhiều nguyên cớ khiến TQ không thể không đánh
VN để độc chiếm BĐ ,
bất chấp công pháp quốc tế, bất chấp sự thật lịch sủ và mọi cam kết ,
tuyên bố chung, riêng v.v Xin liệt kê ngắn gọn, không có điều kiện đi sâu .
Một : Đã xuất hiện
một TQ khác ( Theo nhận xét của Ô.Vũ Cao Phan ), đang
dần biến thành một đế chế mới đầy tham vọng bá quyền và hung
hãn trong nửa đầu thế kỷ 21, được hậu thuẫn bởi sức mạnh kinh tế -QS thứ nhì
thế giới, dù chưa thể bằng các nước tiên tiến nhưng cũng đủ để loại Hải quân VN
ra khỏi BĐ, chí ít cũng làm tê liệt lực lượng của ta khiến ta không thể yểm trợ
Ts có hiệu quả.
Hai : Về
hệ tư tưởng ,trên thực tế, TQ đã từ bỏ lý tưởng CS , dù toàn bộ cơ cấu bộ máy, con người, hệ
thông tổ chức v.v.chưa có sự đảo lộn đáng kể nào, chưa chính thức tuyên bố .
Nhưng tất cả chỉ là cài vỏ, ruột bên trong đã khác, chỉ lợi dụng danh nghĩa CS,
lợi dụng lòng trung thành với lý tưởng của những ai còn ngây thơ tin họ…
Vậy họ là ai, nhận diện cho chính xác bộ mặt
thật của Ban lãnh đạo TQ hiện nay là rất quan trọng : bộ phận không nhỏ ban
Lãnh đạo TQ đặc biệt là giới quân sự đều mang đậm dấu ấn của “ CN dân tộc cực đoan,
bành trướng Đại Hán mang nhãn
CS “.
( Trong
bài viết đăng trên “Thời báo Hoàn Cầu “, Hàn Húc Đông đã trơ tráo kêu gọi Bắc Kinh áp
dụng chính sách bành trướng trong cả lĩnh vực quân sự, kinh tế và địa - chính
trị. “Chỉ khi chúng ta loại bỏ rào cản tâm lý chống bành trướng thì Trung Quốc
mới có thể đẩy nhanh sự chuyển đổi từ một cường quốc khu vực thành một cường
quốc toàn cầu”) . Họ không cần sự thật
lịch sử, không tôn trọng bất kỳ cam kết, hoặc hiệp ước quốc tế nào. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
mới đây nói ráo hoảnh : “ UNCLOS không phải một hiệp ước quốc tế để giải quyết
tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia, cũng không thể được sử dụng như
một tài liệu tham khảo cho việc giải quyết các tranh chấp”.
Vậy chúng ta hy vọng gì ở thiện chí của họ ?
Ba : TQ cần
làm chủ con đường thông thương huyết mạch trên Biển Đông hơn ai hết, vì vậy họ
luôn coi lợi ích của họ ở đây thuộc diện đặc biệt : “lợi ích cốt lõi “. Dễ hểu
vì sao TQ kiên trì theo đuổi giấc mơ mở rộng bờ cõi , tương tự như học thuyết mở rộng không gian sinh tồn của
Hitler . Bài toán đặt ra rất rõ ràng : không làm chủ BĐ không thể làm chủ thế giới
trong tương lai.
Họ đề ra một lý thuyết khá nổi tiếng mang tên: “xâu chuỗi hạt trai”. Đại khái ta có thể
tóm lược như sau : từ Trung Đông cho đến
Biển Đông, Bắc Kinh đã rải quân và thiết lập các cơ sở hậu cần, nhằm đảm bảo an ninh
con đường cung ứng của mình, chủ yếu tại các quốc gia như Miến Điện,
Bangladesh, Pakistan, Thái Lan và Sri Lanka….
Họ
đang chuyển hướng mạnh sang Châu Phi, khai thác nguyên liệu của Châu Phi chở qua BĐ về TQ…Châu
Âu già cỗi, Châu Á khó nhằn, chỉ còn Ch
Phi là còn lạc hậu và dễ chinh phục bằng tiền . Không phải ngẫu nhiên mà họ đổ
thêm 20 tỷ đô vào cho Châu Phi vay để
thực hiện CN thực dân mới , vơ vét tài nguyên khoáng sản đem về nước và tiêu
thụ sản phẩm giá rẻ. ... tất cả đều liên quan đến BĐ vì phải đi qua biển Đông,
không có con đường nào khác ..
. Theo báo Anh Telegraph,
Trung Quốc hiện nhập khẩu khoảng 1/3 nhu cầu dầu thô từ châu Phi, chủ yếu là Angola và Sudan . Bắc Kinh mua các mỏ khoáng
sản ở Zambia , nhà máy may
mặc ở Lesotho , hệ thống
đường sắt ở Uganda ,
gỗ ở CH Trung Phi... Để duy trì sự phát triển kinh tế, Bắc Kinh cần nguồn
nguyên liệu thô và thị trường mới để xuất khẩu hàng hóa giá rẻ do nước mình sản
xuất. Không địa điểm nào lý tưởng như châu Phi. không ít người tỏ ra lo ngại rằng cứ cái
đà này, chẳng bao lâu nữa các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ mua đứt một
nửa châu Phi với cái giá vô cùng bèo bọt.
Bốn : Trong
tương lai gần , TQ rất cần độc chiếm BĐ để một mình khai thác nguồn dầu khí dự
báo là rất lớn và vơ vét hải sản tại BĐ
cung cấp cho Đại lục .
Năm : Ban
lãnh đạo TQ rât giỏi xuyên tạc sự thật, kích
động tinh thần dân tộc cực đoan của một
bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ, đánh vào tâm lý muốn tự khẳng định, rửa nỗi
nhục bị nô lệ thời trước ;luôn tìm cách chuyển
mâu thuẫn nội bộ trong nước ( chuyển lửa ) ra nước ngoài để thoát khỏi suy sụp.
Sáu : Văn
hóa truyền thống và triết học cổ Trung hoa ảnh hưởng nặng nề đến tư tưởng và lối tư duy nước lớn, coi
thường nước nhỏ, kích thích tư tưởng bành trướng của giới lãnh đạo mọi thế hệ : tu thân,tề gia, trị quốc ,bình thiên hạ..Văn hóa Trung hoa về cơ
bản là văn hóa Nho giáo. Bên cạnh những yếu tố tích cực ,Nho học mang trong nó 6 đặc điểm sau : Bỉ ( xấu xa ), Loạn ( lộn xộn ), Phù ( xáo rỗng ), Tỉ ( sợ sệt, hèn )
trệ( trì trệ ) khi ( dối trá ); nhưng lại luôn tự cho là con trời , coi các
nước Di Địch,( nước nhỏ xung quanh ) “ dù có vua cũng không bằng Hoa Hạ”.
Bảy : Một nhóm người chủ yếu là giới quân nhân hiếu
chiến sẽ thu được nhiều lợi lộc từ cuộc chiến cục bộ trên BĐ, , nhất là đám
quân nhân diều hâu ngồi ở nhà chỉ huy hải chiến ở xa hàng ngàn dặm, lại được
rót thêm tiền mua sắm vũ khí , lên cấp lên chức và tham nhũng nặng nề . Những
người này đang đàu độc dư luận TQ và
luôn tỏ ra nóng lòng sốt ruột muốn “ sơi tái” TS của VN càng sớm càng tốt vì sợ
càng để lâu sẽ càng khó nhằn.
Tám : Bối cảnh thế giới hiện nay tạo cho TQ ảo
tưởng có thể hành động mà không bị trừng phạt.( bước thí điểm thăm dò dư luận đã
hoàn tất từ năm 1988 với trận hải chiến đánh chìm tầu VN và chiếm đóng Gacma ).
Hkỳ chưa thoát khỏi cơn suy thoái kinh
tế, lại đang vướng vào Trung Đông , Iran , phải
cắt giảm ngân sách quân sự. ( TQ rất hý
hửng khi phản đối mọi nghị quyết LHQ để
giam chân Mỹ ở Siry ,
Iran ; họ rất
lo sợ sau khi giải quyết xong hai kẻ cứng đầu này, HK sẽ dồn toàn lực sang Châu
Á, TBD ) . Các nước EU đang chìm sâu vào khủng hoảng nợ công và chịu ơn TQ vì
đã góp vào quĩ cứu trợ Châu Âu khoảng trên 40 tỷ đôla; Châu Á ,Asean luôn bị chia rẽ, chưa phải là
một đối trọng có thực lực với TQ . Nga đang ngồi chung chiếu với TQ về vđ Trung
Đông vì muốn bảo vệ lợi ích của mình tại
đây ( kể cả cảng quân sự ở Syri…), đồng thời cũng muốn dựa vào TQ để phát triển kinh tế .
Tóm lại: Hành động quyết liệt , hiếu chiến gần đây của
TQ ở BĐ đã được tính toán kỹ và sẽ tiếp tục gia tăng do những nguyên nhân chủ
quan và khách quan chi phối, không hề là ngẫu nhiên. Tất cả đều dẫn đến tình
huống nguy hiểm sau : không làm chủ được BĐ, TQ sẽ không thể trở thành
cường quốc toàn cầu, , thậm chí suy sụp như một gã khổng lồ suy dinh dưỡng , vì
thế sớm muộn , họ sẽ phát động chiến
tranh cục bộ đánh chiếm TS của VN khi có cơ hội .
Nhận thức như vậy mới không mơ hồ mất cảnh
giác, ảo tưởng tin vào đ/c 16 chữ , đồng thời
tìm ra cách đối phó kịp thời, hữu
hiệu., không bị bất ngờ chiến lược như những lần trước. Cha ông ta rất quyền
biến, mưu lược trong quá trình tồn tại
và phát triển bên cạnh QG khổng lồ chưa bào giờ từ bỏ tham vọng thôn tính nước
Việt. Điều đó thấy rõ trong suốt chiều dài lich sử, đặc biệt trong thời kỳ 3 lần quân Nguyên xâm lược, quân dân nhà Trần đều không bị bất ngờ, thời Lê Trịnh 280 năm
thái bình, giữ được toàn vẹn non sông… Nay chúng ta mới lập quốc mấy chục năm ,sao lại
có thể để mất đất, mất hai chữ bình yên của Tổ quốc ? Không thể như
thế!
III Đối
sách của chúng ta.
Nhiều nhà nghiên cứu phân tích tình hình rất
sâu sắc nhưng lại né tránh việc đưa
ra giải pháp cho tình thế ..Có thể họ cho rằng các cụ biết hết rồi,
nói làm gì vô bổ ? hoặc giả ngại động chạm đến những vđ “nhạy cảm “. Thật ra , bảo vệ Tổ quốc là
nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân, không phải đặc quyền của riêng ai. Hơn
nữa, nhiều khi những người không nằm trong bộ máy chính quyền, không bị nhóm
lợi ích hay chức quyền chi phối lại thường có tư duy cởi mở, sáng tạo, gần với
thực tế hơn ? ( những phát biểu của các quan chức cao cấp sau khi về hưu như Ô
Ng.văn An, VŨ Khoan v.v. chứng minh điều đó )
Để đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, chỉ xin
liệt kê mấy nội dung phần đầu để tập trung vào một giải pháp rất mới và rất quan trọng ở phần sau bài
viết.
1 Một
mặt cần tiếp tục tương kế tựu kế, gắng
giữ hòa khi, không công khai chống TQ
như thời kỳ cuối những năm 70 , tận dụng
tối đa lợi thế cùng hệ tư tưởng “chung “,
đẩy mạnh ngoại giao nhân dân , tranh thủ
lực lượng tiến bộ trong xã hội TQ
và dư luận quốc tế ..để duy trì hòa bình ngăn ngừa chiến tranh . Đáng
chú ý gần đây lưc lương tiến bộ chống phe hiếu chiến tại TQ ngày càng mạnh lên,
tuy nhiên, họ còn yếu thế,chưa nắm được quyền chi phối chính sách nên tình
huống xấu nhất vẫn rất có thể xaỷ ra. Vừa khôn khéo khoét sâu chỗ yếu của đối
phương, vừa tỉnh táo để không rơi vào bẫy của họ nhưng tình thế buộc ta không thể lùi thêm nữa.
2. .
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chân thành thực hiện hòa giả
hòa hợp ( NG/ Q 36 BCT ), coi lợi
ích dân tộc là cao nhất
( TBT Nguyễn văn Cừ ) , tạo ra sức mạnh nội lực toàn diện, sẵn
sàng đánh thắng mọi âm mưu của CN Bành trướng trên mọi mặt trận..
( Nga quá mạnh nên bắn và bắt tàu cá TQ rồi
đưa ra khởi tố luôn; ta thì chỉ dám lên
án mấy chiếc “tàu lạ “ ; nghĩ mà tủi thân )
3
Coi công tác tuyên truyền đối ngoại, đấu tranh pháp lý là kế sách ngăn ngừa xung đột quân sự
từ xa rất hữu hiệu. Mặc dù cùn đến đâu,
TQ vẫn phải đau đầu đối phó với những bằng chứng không thể chôi cãi về chủ
quyền biển đảo của VN . Chuẩn bị đầy đủ để khi cần đưa vđ BĐ ra tòa án Qtế.
Tiếp
tục sử dụng những ý kiến của chính người
TQ để phản công . Có một nghịch lý : Tại sao học giả TQ nói hay hơn chúng ta về
sự vô lý của cái lưỡi bỏ ? Sao không
công bố sách trắng về BĐ với đầy đủ căn cứ pháp lý, bản đồ, tư liệu của ta ,
của các nước và của chính TQ mà ta có trong tay để thế giới ủng hộ ta ? (Bản đồ
năm 1904 của TQ chỉ xác nhận biên giới phía nam
đến đảo Hải Nam, không có HS và TS ) .
Ở đây cũng có nghịch lý : Kẻ lý
sự cùn ,phi nghĩa lại được nhiều người trên thế giới biết tới nhiều hơn người
có lý lẽ chính đáng ! . Thế giới còn ít biết những bằng chứng và chính nghĩa của ta nên hiểu sai ta như từng
hiểu sai về Chiến tranh biên giới và giải phóng K ! Đó là điều rất đáng tiếc.
4.
. Tiếp tục duy trì và phát triển quan
hệ với Asean
-
Thật ra , Nhóm 10 nước A rất khó
thực hiện sứ mạng “ Trung tâm khu vực”
trên thực tế . A chỉ có giá trị địa chính trị và hợp tác kinh tế; tinh
thần ,dư luận. Tôi luôn cho rằng bản thân A không hội đủ điều kiện để trở thành một cộng
đồng như cộng đồng Châu Âu và không đủ thực lực để có thể khiến TQ nể trọng. Với
những lợi ích khác nhau, nhiều nước không có biển hoặc không liên quan tới BĐ, hệ
tư tưởng khác nhau, dị biệt về tôn giáo v,v, đây là một liên kết lỏng , rất dễ bị
tổn thương ( K là 1 lời cảnh báo ). Cần
nói thêm, ngay cộng đồng EU cũng bị chao đảo khi Hylạp suýt nữa “ good bye ! “,
huống hồ …
-
Ngay cả tuyên bố
chung vừa được phù phép thông qua một cách
khác thường , rồi DOC và cả COC nữa cũng đều không có ý nghĩa gì đối với TQ ; Tất cả đều ít giá trị thực tế, chỉ có ý nghĩa đoàn kết
tượng trưng và tạo dư luận . Tôi cho rằng chúng ta không nên hy vọng quá nhiều, đặt cược số phận
dân tộc vào đó. TQ sẽ còn lâu mới ký COC , thậm chí có ký vẫn sẽ không coi là văn bản pháp lý có tính
ràng buộc nên sẽ không bao giờ thực hiện. Như đã thấy , chừng nào TQ chưa từ bỏ âm mưu độc chiếm BĐ thì mọi lời cam kết ,
hứa hẹn của họ đều vô giá trị. Họ cứ nói để kéo dài thời gian, chuẩn bị thực lực đánh chiếm TS, làm chủ BĐ . Vì vậy kỳ vọng quá nhiều vào khối A , mất
nhiều thời gian công sức vào COC v.v. sẽ
có thể là một nước cờ lạc bước.
Tuy nhiên :
không nên xem nhẹ khối A, vẫn phải tăng cường đoàn kết tối đa khi có
thể, ,níu kéo họ để thêm bạn bớt thù ,
vẫn cần giữ liên kết nhằm tạo dư luận chính nghĩa , tranh thủ sự ủng hộ của thế
giới ,nhưng không nên ảo tưởng vì một mình A sẽ không ngăn chặn được TQ tràn
ngập BĐ ..
Trong bối cảnh đó, chúng ta nên làm gì
? Theo tôi, phương châm của chúng ta là đa phương hóa , đa cực hóa nhằm tạo
dựng một cấu trúc liên kết mới giữa tất cả các nước có chung lợi ích ở BĐ,
không phụ thuộc vào vị trí địa lý .
Cụ thể như sau .
5. Đổi
mới tư duy chiến lược, tập trung mọi nỗ lực, xây dựng một mô hình liên kết mới có hiệu lực thực tế trên
BĐ .
Với
nhân dân thế giới , đây là nơi thử thách
những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình
giữa các nước trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa dựa trên xu
thế hình thành đa cực : thời đại ngoại
giao pháo hạm đã qua,không một nước lớn, nước mạnh nào có thể muốn làm gì thì làm,
Ai cũng biết BĐ có giá trị lớn đối với an ninh và phát triển của nhiều Quốc
gia có liên quan . Đây là
tuyến vận tải của hơn 80% hàng hóa chiến lược của khu vực Đông Bắc Á, trong đó
bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, của hơn 40 % hàng hóa chiến lược của hầu hết các
quốc gia phương Tây. Nếu như nói tuyến đường vận tải trên Biển Đông là tuyến
đường sinh mạng của các quốc gia phương Tây thì cũng không có gì là quá.
Nếu
để TQ tự ý tung hoành trên BĐ, hậu quả sẽ khôn lường cho tất cả các nước.
TQ sẽ đánh thắng Hải quân VN trên biển
bằng mọi giá, sau đó đổ quân lên chiếm
đóng Tsa,( như ở Hs ) ,từ đó khống chế giao
thương đi lại, gây cản trở cho tất cả các nước. Nếu
"đường 9 đoạn" được tuyên bố là đường biên giới quốc gia của Trung
Quốc, khi Mỹ và các đồng minh chuyển dịch lực lượng quân sự cũng như giao
thương kinh tế giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, bất cứ lúc nào, họ
đều có thể bị coi là phi pháp và
sẽ bị cản trở mạnh mẽ. Ai đảm bảo khi TQ đánh thắng VN tại BĐ, họ sẽ không đánh tiếp các nước khác
để xâu cho hết chuỗi ngọc trai đến tận Ấn Độ Dương ?
Liệu cộng đồng quốc tế có
thể nhắm mắt làm ngơ ,chấp nhận tham
vọng của Trung Quốc và khoanh tay ngồi
nhìn hoặc chỉ đánh võ mồm, ai biết người ấy ?
Hoặc giả chờ cho đến khi TQ chiếm gần hết TS gây thiệt hại cho các
nước , lúc đó mới can thiệp thì đã muộn, bởi trong bối cảnh đó rất có thể xung
đột cục bộ sẽ biến thành chiến tranh tổng lực- điều mà không nước nào mong
muốn.
Trên
BĐ, nếu chỉ dựa vào Hải quân 1 nước , thậm chí vài ba nước chọi laị TQ thì nước
nào cũng e ngại, kế cả HKỳ, nhưng nếu góp sức nhiều nước lại, thậm chí mỗi nước
chỉ cử dăm ba chiếc tầu chiến hiện đại
thường xuyên” dạo chơi” trên BĐ cũng sẽ là một lực lượng răn đe đáng gờm. Chúng ta biết rằng ,TQ
sợ nhất
các nước phối hợp với nhau để bảo vệ BĐ.
Nay ta đoàn kết lại tức là dùng
chỗ mạnh của ta đánh vào chỗ yếu của đối phương vậy. Thử hỏi khi đó TQ lấy
quyền gì và lực lượng nào để “ trục xuất “ tàu quân sự, tầu vận tải ,tầu đánh
cá , tàu dầu khí v.v. của các nước ra khỏi BĐ ?
Cần
dựa vào thực tế này làm nội dung cơ bản trong quá trình thương lượng nhằm tập
hợp lực lượng bảo vệ BĐ nói chung, TS nói riêng.
Một
phương thức liên kết thực tế trên BĐ
giữa các nước có lợi ích thực sự tại đây
cũng sẽ vô hiệu hóa công phu của TQ mua chuộc, gây áp lực với các nước trong
khối A không liên quan tới vùng biển này.
TQ sẽ càng bị cô lập hơn nữa . Đồng thời, mô hình liên kết mới sẽ loại bỏ mọi sự cản trở tiếng nói đồng
thuận về v/đ BĐ của ai đó bị TQ o ép .
Những nước nhỏ có thiện chí sẽ thoát khỏi một tình thế khó xử, như Lào ,
Siriranca , Mianma ...
Có thể nói, thoát khỏi cục xương BĐ, Khối A sẽ
dễ đoàn kết hơn rất nhiều ..
- Liên kết mới có cơ sở pháp lý rất vững chắc :
Thế giới chưa bao giờ công nhận đường lưỡi bò
do TQ tự vẽ ra. Ngược lại VN và thế giới ngày càng có thêm nhiều căn cứ lịch sử
và pháp lý không thể bác bỏ về chủ quyền từ lâu đối với TS và HS. Trong trường
hợp đó, UNCLOS, COC mới thực sự phát huy
tác dụng vì nó được hậu thuẫn bởi lực lượng răn đe rất hùng hậu.
TQ không có cơ sở pháp lý để loại khỏi cuộc chơi các nước tuy không nằm trong
khu vực BĐ nhưng có lợi ích tại vùng biển này. Do đó v/đ BĐ,” đường lưỡi bò” là
v/đ đa phương liên quan tới rất nhiều nước, chứ không phải chỉ song phương giữa
TQ với một số nước đang có tranh chấp .
TQ không có quyền ngăn cản các nước độc lập có chủ quyên liên kết hoạt
động với nhau nhằm gìn giữ hòa bình tuân theo hiến chương LHQ. Chứng cớ gần
nhất là Úc và Phi đã nâng tầm liên minh ; nếu vậy tại sao họ không có quyền tiếp
tục mở rộng và nâng cấp quan hệ với VN,
Nhật ,Ấn v.v.Đó chính là những bước đi ban đầu rất thuận lợi để hình thành sức
mạnh răn đe mang tính quốc tế ở BĐ.
Nếu chỉ
một vài nước tham gia liên kết tại BĐ thì TQ ngay lập tức sẽ trừng phạt kinh tế
họ ( Như với Phi vừa qua ); nhưng nhiều nước cùng tham gia thì TQ không thể làm
gì được. Bởi lẽ, cùng lúc cấm nhập cấm xuất khẩu hàng hóa đối với nhiều thị trường quan trọng cũng đồng nghĩa với tự
sát.
-
Với VN, liên kết đa phương để ngăn ngừa TQ
độc chiếm BĐ là đòi hỏi khách quan,
chính đáng của tình hình mới, cục diện
mới trên BĐ và Châu Á nói chung . Trong
cái rủi có cái may : Ta nhận diện rõ hơn
bạn thù, buộc ta phải sớm tìm ra những mối liên kết mới để ngăn chặn chiến tranh. Đây là thời cơ hiếm có để đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc trong thời đại hội nhập.
Giải
pháp này cũng là sự vận dụng sáng tạo đường lối đối ngoại “ đa phương hóa đa dạng hóa cac mối quan hệ “
của VN. Chúng ta tập hợp mọi lực lượng quốc tế để giữ gìn bờ cõi, không chủ trương “nhất biên đảo “ ngả vào vòng
ảnh hưởng chi phối của bất kỳ quốc gia nào.
Vừa
qua chúng ta tích cực “sáp vô” cùng Nhật Bản, Ấn độ, Nga nhưng chừng ấy là chưa
đủ. Tôi cho rằng nên tiếp tục hành động, chuyển từ mô hình liên kết “cặp đôi”
sang qui mô toàn thể cộng đồng QG liên quan đến BĐ – Đó chính là bước
nhảy vọt về chất , một giải pháp đột phá có ý nghĩa quyết định cục diện có lợi
cho ta …
- Hiện
nay không ít người cho rằng, VN chỉ có
thể ( hoặc chỉ được phép ) lựa chọn một trong hai con đường sống :
Hoặc tiếp tục “đong đưa” giữa TQ và Hkỳ hoặc
dứt khoát lựa chọn một trong hai cường
quốc trên .
Tôi cho rằng còn có một giải pháp thứ ba hợp lý hơn,linh hoạt , hiệu quả hơn, lại có
thể giảm tối đa sức ép từ 2 cường quốc ,
đó là đa phương hóa, đa dạng hóa phương thức liên minh tại BĐ, tranh thủ sự đồng thuận về
lợi ích của nhiều nước để lôi kéo họ vào một cam kết quân sự hạn chế tại BĐ
nhằm ngăn chặn nguy cơ xung đột.
Trong quá khứ đã
có những bài học Lịch sử như vậy : Thời
kỳ đại chiến 2, khi Hitle chiếm Ba lan,
mở đầu cho một cuộc chinh phục thế giới ,các nước chần chừ chia rẽ không liên kết sớm để ngăn chặn. Mãi
sau , đứng trước nguy cơ chung ngày càng rõ rệt, LX và HK,
Anh, Pháp v.v. mới bắt tay nhau thì đã muộn : quân Đức đã tràn ngập khắp nơi.
Bài học “ phòng hơn chống “ rất đáng suy ngẫm..
Khi
đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược
bởi một cường quốc
hiếu chiến mới nổi lên thì cần gạt bỏ rào cản ý thức hệ để liên kết với bất kỳ ai có thể liên kết được
nhằm mục tiêu tối cao bảo vệ đất nước. Chúng ta học được bài học lịch sử đó ở
LX thời Stalin . Ông là một nhà lãnh đạo
theo đường lối tả khuynh chống CNTB rất cứng rắn , thậm chí đến mức thô bạo nhưng cũng đã bắt
tay với phe đồng minh chống phát xit để bảo vệ LBXV từ cách đây hơn 70 năm, nay
tại sao ta không thể lảm ? Năm 1946,
trước nguy cơ bị Pháp xâm lược, Hồ Chủ Tịch đã tuyên bố giải tán Đảng , nhờ đó
tập hợp thêm được lực lượng dân tộc phục vụ cuộc kháng chiến …
-Mục
tiêu của liên kết này là : Thành lập một lưc lượng đặc nhiệm
Hải quân đa Quốc gia tại BĐ để duy trì hòa bình
, răn đe tham vọng bá chủ , ngăn ngừa xung đột, đảm bảo chủ quyền và tự
do hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế
và Hiến chương LHQ.
-Tính chất của liên kết : Chỉ giới hạn trong phạm vi quân sự và an ninh trên BĐ, không phải liên
minh quân sự toàn diện.
- Khẩu hiệu : Các QG có lợi ích hãy liên kết lại để giữ gìn hòa bình ,ngăn chặn
chiến tranh, chống lại âm mưu độc chiếm
BĐ
- Thành viên tham gia do VN
đề xuất, các nước khác cùng vận động thành
lập , bao gồm Hải quân Nga, Nhật, Ấn, Hàn , Phi, Việt, Úc, HK, v.v.… thậm chí
một số nước thuộc hành lang TPP, Châu Âu
( Riêng trường hợp của Nga hơi
khó xử lý . Nếu không kéo Nga vào cùng liên kết sẽ bị phản ứng bất lợi nhưng liệu họ có tham
gia để phải chịu sự chỉ huy điều phối của Hkỳ ? Với Nga, đối thủ chính luôn là
Hkỳ chứ không phải TQ, mặc dù họ cũng không thể bằng lòng để cho TQ độc chiếm
BĐ.)
- Tiền đề của liên kết :
Trong
số các thành viên sẽ tham gia hiệp ước liên minh , nhiều nước đã sẵn có những
mối quan hệ đối tác chiến lược . Thí dụ : VN- LB Nga; VN- Nhật Bản; VN- Ấn độ; VN-
Asean, VN- Anh v.v. ; và đang xúc tiến quan hệ chiến lược với Hkỳ . HKỳ lại đã có quan hệ cao hơn – đồng
minh với Nhật, với Hàn với Phi, với Úc từ lâu v.v. Nhờ đó, có thể vận dụng quan hệ vốn có để hình thành một
dạng liên kết mới rất linh hoạt và có hiệu lực.
Trong hai chuỗi dây xích đó, VN chỉ cần nối
với Hkỳ là cơ bản hình thành một sợi dây vững chắc đủ sức làm nguội những cái
đầu nóng ở Bắc Kinh.
.
- Các thành viên tham gia sẽ
phải ký một hiệp ước thành lập lực lượng
đặc nhiệm Hải quân hốn hợp do Hội đồng
tham mưu liên hợp chỉ huy.
Các thành viên cần tuân theo nguyên tắc trách
nhiệm chung, hành động chung, trong đó
qui định rõ điều khoản quan trọng nhất :
Khi hải quân 1 nước bị tấn công tại vùng biển quốc tế hoặc bị xâm phậm lãnh hải ,vùng KT đặc quyền
theo UNCLOS , tất cả phải cùng đồng loạt đánh trả.
- Nhiệm
vụ của lực lượng đặc nhiệm : Phối hợp giám sát BĐ liên tục , chính xác , tỉ mỉ
không để lọt hành động nào của TQ, tuần
tra BĐ, đảm bảo an toàn hàng hải, phòng
tránh xung đột, cứu hộ, cứu nạn, chống hành động cươp biển hiểu theo nghĩa
rộng, ( như bắt tàu cá, cắt cáp, thăm dò dầu khí tại vùng biển chủ quyền các
nước v.v.
- Ưu điểm và
sức mạnh vượt trội của hình thức liên
kêt kiểu mới : Rất linh hoạt, vừa chặt
vừa lỏng , chỉ liên kết trên biển nên nhiều nước dễ tham gia hơn, nhanh hơn, kịp thời
hơn. Một số nước đã có sẵn bộ khung liên minh quân sự vững chắc từ lâu nên dễ
chuyển đổi ,chính phủ và nhân dân các
nước dễ đồng thuận, sẽ không bị phản đối nhiều như trên đất liền. Lực lượng răn đe tại BĐ nhanh chóng tăng vọt, đủ sức ngăn chặn mưu
đồ độc chiếm trong khi từng
nước không phải đầu tư chạy đua
vũ trang tốn kém…
- Vai trò,trách nhiệm của VN : chủ
động đề xuất và khởi thảo “Hiệp
định hợp tác duy trì hòa bình BĐ “ làm cơ sở cho COC, khôn
khéo vận động các nước ký kết, đảm bảo lợi ích chính đáng của các nước trên BĐ
theo qui định cuả luật pháp quốc tế , có thể phải nhượng bộ một phần nào đó cho
các nước trong khối A theo nguyên tắc “ cùng bảo vệ ,cùng khai thác , cùng
hưởng “; cho phép lực lượng đa Quốc gia
gìn giữ hòa bình, cụ thẻ là các đơn vị Hải quân cuả họ thuê quân cảng Cam Ranh để tuần tiễu
chung.
Xin nói thêm : Trong hoàn cảnh hiện nay , không có phương
án tối ưu nhằm phát huy lợi thế trời cho
của “ con bài” Cam Ranh khiến nó trở nên ” hoang hóa” là điều rất đáng tiếc.
Căn cứ vào phương châm “ đa dạng hóa đa phương hóa “ ,chủ trương không dành riêng Cam Ranh cho TQ hoặc Hkỳ là đúng đắn ,bởi nó ẩn chứa những
mối hiểm nguy khôn lường ; nhưng
nếu cho nhiều nước (đa phương) thuê thì
lại có thể là phương án khả thi hữu hiệu nhất
. Khi đó TQ không thể trách phạt vì ta không “nhất biên đảo” giao cho
một nước duy nhất nào. Cam Ranh trở thành căn cứ Hải quân chung của nhiều QG sẽ
trở thành tấm lá chắn vững chắc bảo
vệ đât nước trước họa xâm lăng. Tương tự
như thời Minh trị của Nhật Bản : mở cửa cho tất cả để không một kẻ nào có thể chiếm
đoạt làm của riêng được !
Hơn
nữa ta lại có thể thu được món lợi lớn về tiền thuê quân cảng và dịch vụ đi
kèm.( như Xubic của Phi trước đây mỗi năm thu về 3 tỷ USD ) .
Ngoài ra ,VN cũng sẽ tích cực thực hiện các nghĩa vụ như tham gia phối hợp tập trận , tuần tra cứu hộ cứu nạn và tác chiến khi xảy ra xung đột.trên biển v.v.
Dự báo : Với
giải pháp mới vừa mềm dẻo khôn khéo vừa cứng rắn như nêu trên ,TQ buộc phải dè
dặt, nếu không muốn được dạy cho một bải học
: có thể bắt nạt một vài nước nhỏ yếu chứ không thể bắt nạt toàn hế giới
. Nguy cơ chiến tranh bị đẩy lùi,ta vẫn giữ được TS, trong khi cái giá phải trả không quá đắt, nhân dân và
chính phủ các nước dễ đồng thuận, dư luận quốc tế sẽ hoan nghênh…
Hết…
Mùa hè năm 2012
-------------
Cảm ơn cụ đã cho đọc 1 bài rất có giá trị. Cụ lúc nào cũng suy nghĩ cho đất nước và đưa ra những giải pháp hay. Quả là người có đầu óc chiến lươc. Tiếc rằng chưa ai nghe thấy. Tôi nghĩ cái "Liên Minh các QG liên quan đến Biển Đông" mà thực hiện được thì sẽ có sức mạnh thực sự làm đối trọng được với TQ đấy. Cụ nên vận động từ trên cao và phổ biến những ý kiến của bạn sâu, rộng, cao hơn nữa cho đến khi có kết quả để khỏi uổng công cụ vắt óc suy nghĩ bấy lâu nay. Chúc cụ thành công.
Trả lờiXóaCông trình của cụ bao quát nhiều thành tố không gian rộng. Bọn TrNamHải( kẻ thù từng được chỉ đích danh vào HF CHXHCN VN năm nào) đang theo chỉ giáo của tên quân phiệt TRì hạo Điền để làm cho được những mơ ước chiếm trọn thế giới mà bọn Đức quốc xã và quan phiệt Nhật không làm nổi. Trong các nghị luận của cụ thiếu mảng nói về bọn Việt gian , đâu phải chỉ có Trần Ich tắc Lê chiêu thống...mối nguy lớn lắm .
Trả lờiXóaVâng, cám ơn các cụ đã sớm chia sẻ y tưởng. Gần đây, dường như để gây ấn tượng với người dân,kích động chủ ngghĩa dân tộc Đại Hán , Ban lãnh đạo mới của họ Tập đưa ra khẩu hiệu rất giật gân : hãy thực hiện bằng được "giấc mơ Trung Hoa." Đó là giấc mơ gì vậy ? chắc chắn không phải là chung sống hòa bình, tôn trọng các nước láng giềng v.v. mà như cụ Han đã bắt đúng mạch : " mơ ước chiếm trọn thế giới , biến TK 21 thành TK Trung Hoa ...
Trả lờiXóaThêm một lần để canhr giác ...
Khoảng 1 năm trước có cuốn sách "Giấc mộng Trung Hoa" (tôi có thể không nhớ chính xác tên sách nhưng đại loại như vậy) do Lưu Á Châu viết và Nguyễn Hải Hoành dịch, một người bạn của anh Hoành đã cho tôi mượn đọc, nhưng tôi mới xem qua chưa đọc được nhiều đã phải trả. Cuốn ấy nói từ Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình ... đều cùng ấp ủ 1 mộng về 1 nước Trung Hoa vượt qua Mỹ để đứng đầu thế giới. Họ nói cả về cái thời mà TQ sẽ đứng đầu thế giới. Đó chính là "giấc mơ Trung Hoa" của họ.
XóaPHÍA SAU CỦA CON NGƯỜI LÀ ÁC QUỶ !!!
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả đã chia sẻ.
Trả lờiXóaĐịa chỉ phòng khám đa khoa hồng phong
http://baophapluat.vn/thong-tin-doanh-nghiep/phong-kham-da-khoa-hong-phong-noi-hoi-tu-nhieu-bac-si-chuyen-khoa-gioi-363635.html
https://www.youtube.com/watch?v=DrXJ4Azpqt4
https://dantri.com.vn/tu-van/phong-kham-da-khoa-hong-phong-phuc-vu-chuyen-nghiep-hieu-qua-cho-benh-nhan-20180131173317092.htm