Trang

5 tháng 5, 2015

Hiểu mình, hiểu người để hội nhập thành công (bài 3)

 (Tiếp theo phần thứ nhất - A)  
 
B.   Thử nhìn lại chính  mình: Ta là ai?

1. Về bản chất kinh tế, tất cả chúng ta đều xuất thân từ  nền sản xuất nông nghiệp nhỏ,, manh mún , tự phát, trình độ KHCN lạc hậu,chủ yếu tự cấp tự túc,sống nhờ vào may rủiv.v  Vì vậy thường  tư duy nhỏ, nghĩ ngắn( nhiệm kỳ),chỉ thấy lợi trước mắt kiểu ăn sổi,chụp dựt, không có cơ sở nâng tầm tư duy  sản xuất lớn,lâu dài , (Giấc mơ con phá nát cuộc đời con-Thơ Chế lan Viên).

Mục tiêu chiến lược cũng trừu tượng,khó hiểu, thay đổi liên tục. .( Hiến pháp  Hoa Kỳ từ đầu đến nay không đổi , Hiến pháp  VN thay nhiều lần),Cương lĩnh,chủ trương chính sách  cũng thay đổi qua từng  kỳ ĐH.
 
2. Về  bản chất tư tưởng, tác phong, lối sống  : Tất cả chúng ta, kể cả cán bộ đảng viên tiên phong nhất đều thoát thai từ chế độ PK, mang đậm dấu ấn vua quan phong kiến  rất nặng nề. Từ đó phát sinh những hiện tượng như:
 
- Thích đứng trên quần chúng dạy bảo huấn thị cấp dưới là chính, thích phân chia đẳng cấp trên- dưới, quan chức- thường dân, phân biệt chế độ hưởng thụ cả khi sống, khi ốm đau và cả khi chết! Thoải mái chi tiền dân,coi  tiền ngân sách là của riêng, có quyền ban phát sử dụng tùy thỏa thuận nội bộ, thích duy trì cơ chế xin- cho để ra oai, (nhưng tiền cho lại của dân chứ không phải của họ làm ra.)

- Thích được tôn sùng là lãnh tụ  để đứng trên pháp luật, định kiến với dân chủ hóa,,quyền con người, dị ứng với xã hội công dân,không thừa nhận bầu cử tự do, trưng cầu dân ý, tranh luận thiện chí, bình đẳng; Rất sợ công khai minh bạch,luôn tạo cơ chế quản lý làm lu mờ trách nhiệm cá nhân,nhất là trong hoạt động kinh tế.

  -Ngày càng xa rời thực tế cuộc sống người lao động , thường chỉ tiếp xúc với “dân chọn”, nắm tình hình qua giấy tờ, báo cáo của cấp dưới là chủ yếu.

- Ý  thức cộng đồng kém,,thiếu khả năng hợp tác để cùng giàu, giỏi cạnh tranh thiếu lành mạnh trong nội bộ hơn cạnh tranh với nước ngoài..

Hậu quả là trong chiến tranh dễ đoàn kết ,trong hòa bình lại dễ chia rẽ
 
  3.  Do không trải qua giai đoạn phát triển TBCN nên nhìn toàn cục,chúng ta còn  non yếu về  kiến thức và truyền thống kinh doanh,làm kinh tế,trình độ KHCN ,tư duy sáng tạo chưa phát triển,kém  mưu lược làm ăn v.v.so với  người TQ nên thường bị lừa,thua thiệt trong sản xuất kinh doanh..
 
4.  Đa số lãnh đạo đảng viên các cấp được học tập,đào tạo  tại LX cũ hoặc từ giáo trình dịch nguyên văn ,hoặc tự xào xáo biên soạn thiếu nhất quán nên chủ yếu  tiếp thu những yếu tố  chủ quan phiêu lưu nóng vội của lý thuyết XHCN thời  Stalin,coi trọng áp đặt,trấn áp hơn là thảo luận dân chủ, thuyết phục bằng thực tế; coi trọng “dân chủ nội bộ có chỉ đạo” hơn là  dân chủ thực chất đối với nhân dân.

-  Sai lầm lớn  nhất của lý luận  XHCN kiều LX là chủ trương công hữu hóa  tư liệu sản xuất chủ yếu,trước hết là đất đai,nguồn vốn v.v. quá sớm, đi trước ý thức con người quá xa.( ngày mai đây tất cả sẽ là chung, tất cả sẽ là vui và ánh sáng- Thơ Tố Hữu). Đó là điểm yếu chí tử khiến các thê lực thù địch,các nước văn minh lợi dụng xuyên tạc và kịch liệt chống CS( cho là  cộng vợ cộng chồng ). Con người là sản phẩm của tự nhiên gắn với bản chất  tư hữu để tồn tại. “ sự tước đoạt “ ( từ dùng  của V.Lênin) quyền tư hữu thực chất là tước đoạt quyền và khả năng sống của con người.

  Thực tế cho thấy: chế độ công hữu  TLSX chỉ có thể thực hiện sau nhiều thế kỷ nữa với ba điều kiện chủ yếu sau đây::
 
      Một là : Trình độ phát triển sản xuất xã hội và thu nhập đầu người  đã rất cao, đến mức sở hữu tư liệu sản xuất riêng  không còn có ý nghĩa gì đối với mọi người dân.
      
      Hai là : Phải có một bộ máy quản lý đời sống cộng đồng dân cư gọn nhẹ nhưng rất hiệu quả, ,có năng lực toàn diện ở trình độ  cao, trong đó mọi việc làm đều được điều chỉnh bởi ý chí toàn dân thông qua pháp luật ( một xã hội thượng tôn pháp luật ở đỉnh cao)
     Ba là : Bộ mấy  cầm quyền phải tập hợp được  những người thật sự chí công vô tư,toàn tâm toàn ý vì cộng đồng, không muốn, không cần và không thể tham nhũng.
 
    Cả ba  điều kiện tiên quyết nêu trên hiện chưa có ở nước ta. Vì vậy công hữu hóa của cải tài sản của đât nước  quá sớm rồi giao vào tay quan chức bộ máy  hiện nay  cũng tương tự  như …gửi trứng cho ác vậy!

-. Một sai lầm khác trong xây dựng hòa bình là chúng ta không đánh giá đúng vai trò của ý thức dân tộc, thay thế  quá sớm bằng giác ngộ giai cấp vô sản  khi chưa có cơ sở kinh tế -xã hội tương ứng.Chính điều này làm phân hóa đất nước,xung đột vũ trang,thù địch vùng miền,khó hòa hợp hòa giải dân tộc, tạo ra chống đối trong nội bộ ,khó hội nhập với thế giới văn minh v.v.

Biểu hiện cụ thể :  Nôn nóng  muốn đốt cháy giai đoạn, đẩy nhanh tiến trình lịch sử ,ảo tưởng có thể tiến lên  CNXH trong thời gian ngắn bằng lực lượng đám đông công nông. Do đó càng trung thành tuyệt đối với lý luận cũ, càng dễ trở thành bảo thủ,xa rời thực tiễn; luôn  đề cao ý thức hệ, chế độ, đảng v.v trong khi chưa coi trọng đúng mức lợi ích dân tộc  nên dễ thành mơ hồ trong xác định bạn thù…

- Những người nắm quyền lực thường lấy cuộc sống nhân dân làm đối tượng thí nghiệm những ý muốn chủ quan áp đặt bằng những quyết sách  đưa từ trên xuống ( Phổ biến và quán triệt những nghị quyết liên quan đến toàn dân do một số người soạn thảo ra rồi thông qua nội bô, không được  thảo luận công khai dân chủ trước toàn dân. Do đó không phải nghị quyết nào cũng đúng đắn,sáng suốt.

Trong những cuộc thí nghiệm nhằm chứng minh “ sự đúng đắn” của hệ tư tưởng, người lãnh đạo thường không tính đến những  hy sinh,mất mát  của người dân, không lấy con người làm trung tâm của mọi quyết sách.(   Trong khi định hướng của khối Asean vừa qua lấy con người làm trung tâm cho mọi hoạt đông ,hợp tác ).

- Bản thân hệ thống lý thuyết dẫn đường  của đảng CSVN hiện nay có nhiều lúng túng, tự mâu thuẫn, không thể khắc phục được nên dễ có những chủ trương hành động thiếu nhất quán,lúc tả lúc hữu, thay đổi tùy thời,tùy người, :

Xin đơn cử  vài dẫn chứng điển hình:
 
        - Một mặt chủ trương kết nạp doanh nhân (tư sản địa chủ mới )tức  kẻ thù giai cấp vào đảng,mặt khác vẫn kiên định lập trường giai cấp,thực hiện  mục tiêu XHCN tức tiêu diệt giai cấp; vậy là cho người giàu  vào đảng để nuôi béo, đến lúc nào đó sẽ diệt họ bằng cách  tịch thu tài sản để thực hiện mục tiêu công hữu hóa? Ngược lại, nếu không làm được điều đó thì sao gọi là XHCN ? ( theo lý luận cơ bản thì  “ công hữu hóa TLSX là hòn đá tảng của học thuyết  ML”)

        - Bản thân Đảng CSVN đã “tự diễn biến “ cả về nhận thức và hành động  từ lâu( trong ĐH 6) nhưng vẫn luôn lên án tự diễn biến, tự chuyển hóa v.v.. Theo lý luận , tự diễn biến là tự tìm ra chân lý cuộc sống,không bị sức ép bên ngoài mà tự mình kịp thời sửa chữa bổ sung triết lý  phát triển để điều chỉnh nhận thức và hành động cho phù hợp với thực tiễn khách quan, tránh được nguy cơ bảo thủ trì trệ, rất đúng với nguyên lý  của CN duy vật biện chứng,đáng lẽ phải khuyến khích, sao lại phê phấn,cấm kỵ?.

       - Tiếp thu lý luận về CNXH của LX cũ nên  đề cao một chiều  CN Duy vật,dẫn đến lối sống thực dụng hưởng thụ vật chất, không thừa nhận đời sống tâm linh,tôn giáo chân chính, nên đời sống văn hóa ngày càng xuống cấp. Một thời từng chủ trương xóa bỏ mọi thành quả của các chế độ cũ,kể cả vật thể và phi vật thể.: Cứ PK là xấu phải phá hết, tư bản  là phản động phải tiêu diệt hoặc cải taọ, kể cả kinh nghiệm làm ăn cũng như phong tục tập quán v.v.vBây giờ lại cho tự do hoạt động mê tín dị đoan tùm lum, như cầu tài cầu quan, hối lộ thánh thần v.v

      - Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, không thể không xây dựng  nền kinh tế tri thức ,kinh tế sáng tạo. Muốn có nền  kinh tế dựa trên KHCN phải tôn trọng tâng lớp trí thức. NHưng lý luận cũ chỉ đề cao công nông, thành kiến nhân sĩ trí thức ,hậu quả là khó tìm được nhân tài phục vụ sự nghiệp chung.
 
v.v và v.v..
 
5.  Đa số cán bộ đảng viên trưởng thành trong chiến tranh là chính nên dễ kiêu ngạo tự phụ, dựa dẫm vào quá khứ nhân dân anh hùng  để che lấp sai lầm khuyết điểm hiện tại, chưa có kiến thức và kinh nghiệm về KTTT, làm kinh tế kiều chiến tranh: đạt chỉ  tiêu trên giao  bằng bất kỳ giá nào,” dù phải hy sinh tất cả tốn kém bao nhiêu cũng được v.v., không coi trọng hiệu quả ,tiết kiệm. Nhiều người mắc bệnh  chủ quan duy ý chí, tưởng thắng trong chiến tranh sẽ dễ dàng  thắng trong hòa bình Hễ là lãnh đạo cấp cao thì không thể sai lầm, cái gì cũng đúng..Bí mật thỏa hiệp nội bộ để taọ ra bộ máy cầm quyền riêng nhưng lại tự cho mình  được phép quyết định vận mệnh dân tộc mà không dựa vào ý kiến đại đa số nhân dân thông qua bầu công khai dân chủ.

6. Bị nghèo khổ mất mát  trong chiến tranh kéo dài, không có cơ sở kinh tế riêng trước khi lên cầm quyền ( như ở nhiều nước phát triển )  nên số “không nhỏ”cán bộ đảng viên tranh thủ vơ vét,chụp dựt khi có thời cơ,điều kiện nắm quyền hành, ra quyết định.Quyền gắn với lợi  và với nhóm cùng có lợi  nên dễ đấu đá, hại nhau, mua bán để giành lấy ; mất dần phẩm chất hy sinh  vì nước vì dân , lại thường sĩ diện hão, thích hào nhoáng khoe khoang hình thức,đón rước linh đình, tốn kém, rất khác với những nước phát triển. Từ đó, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, lợi ích phân hóa với nhân dân, không thống nhất như trong chiến tranh..

-  Hiện nay không có cơ sở để chống tham nhũng thành công, vì sao?

    +  Tư tưởng tư hữu từ trong bản chất con người khiến cho nhiều cán bộ đảng viên luôn “muốn “ tham nhũng để tích lũy ban đầu bằng mọi thủ đoạn

    +  Không có khả năng nào khác để làm giàu chân chính ngoài con đường làm quan  có thời hạn nên”cần” vơ vét càng nhanh càng tốt để “hạ cánh an toàn.”

    +  Luôn được hưởng “tình tiết giảm nhẹ”   nhằm giữ uy tín và thế độc quyền nên cán bộ đảng viên vẫn yên tâm để “có thể “ tham nhũng dưới mọi hình thức và qui mô từ nhỏ đến lớn.

Khi quan chức đã “muốn, cần và có thể” tham nhũng thì làm sao ngăn chặn được?
 
 
C.                  Nhận định khái quát
 
   Dựa vào phương pháp luận “tìm về ngọn nguồn “nói trên, có thể đi đến một số nhận định quan trong dưới đây:
 
1.                   Thực tế nhiều thập kỷ qua  cho thấy VN chúng ta mới bắt đầu dò dẫm  phát triển KTTT  ở giai đoạn sơ khởi, chưa  có cơ sở vật chất kỹ thuật hùng mạnh,giàu có đến mức dư thừa,chưa có  điều kiện hình thành con người XHXN, nên chưa thể vội vàng bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN để  chuyển ngay sang chế độ XH CN hoàn thiện theo mô hình cũ dựa vào  ý muốn chủ quan của một số người cầm quyền.

Với trình độ phát triển XH thấp kém, những ưu khuyết điểm hình thành từ  bản chất cố hữu của mỗi con người VN nói chung, đảng viên CS nói riêng như  nêu trên,do hoàn cảnh lịch sử thay đổi, từ kinh nghiệm  các nước XHCN đã sụp đổ, có thể rút ra nhận xét: hệ tư tưởng cũ không còn phù hợp với nước ta,cần có một cơ sở  lý luận mới thay thế.

3.                  Do nóng vội, “bị ràng buộc”  bởi hệ tư tưởng XHCN  kiểu cũ( nhận xét của Ông Lý Quang Diệu về VN) vượt xa trình độ phát triển  của đất nước, bị lợi ích riêng  chi phối, tình trạng tham nhũng ngày càng khó khắc phục  nên mặc dù đảng CSVN trước kia  đã lãnh đạo toàn dân  giành được độc lập thống nhất đất nước ,nhưng  đến nay không còn đáp ứng được đòi hỏi vô cùng khắc khe của giai đoạn lịch sử mới.

 Thực tế cho thấy : Vđ đáng quan tâm nhất không phải là độc đảng hay đa đảng. Có nước độc đảng mà thành công ( Như Singapore với đảng AAA của ông LQD),có nước  đa đảng lại lộn xộn, chia rẽ,xung đột triền miên. Bởi vậy,vđ là tổ chức chính trị cầm quyền  có được nhân dân tín nhiệm bâu ra thông qua các định chế thật sự dân chủ hay không và có phẩm chất, năng lực xứng đáng hay không  mà thôi…
 
   4. Nhận định  trên không có nghĩa là phủ định sạch trơn,mà cần tiếp thu có chọn lọc mọi tinh hoa của  lý thuyết cũ,của truyền thống dân tộc,của nhân loại tiến bộ,những bải học thắng lợi trong quá khứ v.v.để tích cực chủ động tìm ra một hệ thống triết lý mới,mô hình tăng trưởng mới  có khả năng  điều chỉnh  sự phát triển tự phát của KTTT thành tự giác chuyển hóa  trong hòa bình và hội nhập, hướng vào  những mục tiêu dân tộc, nhân văn, hiện đại, phù hợp với lợi ích chính đáng chung của các quốc gia trên thế giới. Đề ra được những mục tiêu đúng đắn,vừa sức, phù hợp với nguyện vọng nhân dân và đặc điểm đất nước cũng chính là định hướng lâu dài tiến đến  mô hình xã hội mới,tốt đẹp hơn trong lịch sử tiến hóa nhân loại.Vậy không nên  băn khoăn tiếc nuối cái cũ nữa để có thể vui bước trên con đường mới do chính chúng ta mở ra.

Muốn vậy phải thực hiện dân chủ hóa thực chất,mạnh mẽ để  huy động trí tuệ toàn dân tộc và tận dụng thời cơ do  hội nhập đem lại nhằm tìm ra con đường phát triển mới cho đất nước.  DCH đúng đắn chỉ có lợi cho ban lãnh đạo đất nước,không có gì đáng sợ, vì bản chất DCH là nhằm phát huy  trí tuệ cộng đồng để phục vụ cộng đồng dân tộc, trong đó có lợi ích của chính nhà cầm quyền.

                                                     Hết 

4 nhận xét:

  1. Đọc loạt bài của bạn mình phải nói là khâm phục. Bạn có kiến thức và biết diễn đạt một cách khoa học, sáng sủa dễ hiểu và khá thuyết phục . Rất cảm ơn !

    Trả lờiXóa
  2. kyvinhhung15:36 13/5/15

    Dẫu biết rằng thì là viết lách ní nuận dài dòng vô bổ nhưng mình vẫn không thể không mổ (cò). Thành thử, nếu có cụ nào mệt đầu, bực mình, cũng xin đánh cho chữ đại xá! Được Cụ Calathầu tặng lời khen, mình yên tâm xả nốt vài bài nữa rồi có tịt ngòi luôn cũng chấp nhận...

    Trả lờiXóa
  3. Lập luận của Cụ, iem không dám cãi, xin "đồng thuận cao".
    Tiện thể, xin hỏi Cụ nhõn 1 câu: Báo Nhân Dân của Đảng (chứ không phải "báo Đảng của Nhân Dân" đâu nhé) thường đăng bài đánh giá, đai ý là VN ta đạt được nhiều thành tựu trong hội nhập vân vân và v.v.
    Cụ Kyvinhhung thì viết" Hiểu mình hiểu người, hội nhập thành công".
    Vậy có thể suy ra: "Ta đã hiểu mình hiểu người" rồi sao?.
    Thưa Cụ Kyvi, tôi không cho là như thế, Mình còn tự khen mình, đề cao mình theo kiểu nói hài: "Mình phục mình ghê!" (Cứ tưởng TG người ta phục mình thật). Bệnh "thành tích hão", "kỷ lục TG rẻ tiền", cái gì cũng thích ...nhất quả đất (chí ít cũng nhất khu vực), Nay mai định làm sân bay LT, Tháp VTTH cao nhất TG, (hơn Nhật Bổn những 2000 milimet). Nhưng khổ nỗi, do nước ngoài làm hộ, vốn thì chưa chắc chắn đã vay và huy động được, mà biết bao giờ mới thu hồi vốn để trả nợ.. (chẳng may có "anh dở hợi" nào đó nó xây cao hơn ta vài milimet,, nó nhất thế giơi thỉ đ/c X nghĩ sao?. Chả lẽ chạy theo thành tích cho xây cái khác ?).
    Tôi kết luận "Ta cò lâu mới hiểu mình" Cụ ạ.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi rất nấy nàm tâm đắc câu kết nuận xanh rờn của cụ Ba::"Ta còn lâu mới hiểu mình ".Nói chẻ hoe ra thì do các vị ấy cứ vênh vang cho mình là "luôn luôn đúng đắn sáng suốt v.v." nên tôi mới phải tương ra bài này để mọi người thấy họ cũng thường thôi! Đáng lẽ đầu bài phải là " Các ông cần hiểu mình ...để .." nhưng như thế e thiếu khiêm tốn và hơi thô, nên đành giấu bài đi. Chủ ý của tôi là cố chứng minh rằng, những người lờ đờ CS VN hiện nay đều chưa đủ điều kiện để tự xưng mình là CS chân chính. VN chưa thể có CNXH, CNCS .Bởi vậy để đất nước tiến lện,đã đến lúc phải tìm ra một hệ tư tưởng mới và chia tay cái cũ đã không còn phù hợp nữa. Phải thế chăng?

    Trả lờiXóa