Hiến pháp nên đề cập về Đảng thế nào?
( tư liệu tham khảo )
Vấn đề Đảng lãnh đạo Nhà nước là một trong những vấn đề chính trị
trung tâm, nhưng tiếc thay lại là chủ đề ít được đặt ra và trao đổi
thẳng thắn, triệt để trong các cuộc thảo luận và diễn đàn chính thức.
Không
phải vì ở đây “không còn chuyện gì để bàn” mà chủ yếu do tâm trạng e dè
từ nhiều phía trước một vấn đề chính trị hệ trọng và nhạy cảm như vậy.
Thận
trọng cân nhắc nhiều khía cạnh là rất cần, nhưng nếu quá nhấn mạnh tính
hệ trọng của vấn đề, thậm chí xem tự thân nó là có tính “sống còn” thì
sẽ
khép lại mọi ý kiến thảo luận và cũng không đúng với thực tế.
Trước
năm 1980, Hiến pháp nước ta không có điều khoản tương tự nhưng không vì
thế mà vai trò lãnh đạo của Đảng không được xác lập hay hiệu quả lãnh
đạo kém hơn thời kỳ sau đó; các đảng cộng sản cầm quyền trước đây ở Liên
Xô và Đông Âu dù cố giữ hay buông
bỏ điều tương tự trong hiến pháp nước họ thì cũng vẫn không tránh được
thất bại. Như vậy, vấn đề không phải là có hay không điều khoản này, mà
thực chất là ở chỗ chính đảng lãnh đạo phải đủ phẩm chất và năng lực để
đảm đương sứ mệnh được ủy thác.
Trong
nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì nhân dân
là chủ thể quyền lực. Vai trò Đảng lãnh đạo Nhà nước về bản chất là do
nhân dân ủy thác cho Đảng. Sự ủy thác đó có thể được ghi nhận trong Hiến
pháp thông qua thủ tục lập hiến. Vì vậy không thể đặt ra vấn đề Đảng
lãnh đạo đứng trên, hay đứng ngoài Hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo
xây dựng Hiến pháp và pháp luật,
nhưng một khi đã có Hiến pháp và pháp luật thì Đảng không những phải
tôn trọng mà còn phải chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp và pháp luật bình
đẳng như mọi chủ thể chính trị khác. Điều lệ Đảng khẳng định “Đảng hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” chính là sự khẳng định từ
phía Đảng tinh thần đó.
Sự ủy thác đó là có điều kiện và có giám sát.
Đối với nhân dân và đất nước, điều kiện đó là “Đảng phải trung thành và đại biểu xứng đáng lợi ích của nhân dân và đất nước”.
Với
tinh thần nói trên, điều
khoản về Đảng trong Hiến pháp không nên thể hiện nguyên văn như Điều lệ
Đảng. Không đưa vào điều khoản này những nội dung không thuộc đối tượng
điều chỉnh trực tiếp của Hiến pháp và pháp luật (như tính chất giai
cấp, nền tảng tư tưởng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động…của Đảng). Những
nội dung đó chịu sự điều chỉnh của Điều lệ và các quy định nội bộ Đảng.
Trong
sự hiểu biết hạn hẹp của mình, chúng tôi mạnh dạn nêu ra một phương án
thể hiện điều khoản này như sau: “Nhân dân ủy thác cho Đảng Cộng sản
Việt Nam vai trò lãnh đạo nhà nước. Đảng phải trung thành và đại biểu
xứng đáng cho lợi ích của nhân dân và
đất nước, chịu trách nhiệm trước nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân
dân và chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật”.
Để thực sự giám sát thì cần sớm xây dựng Luật về Đảng và sự lãnh đạo của Đảng. Vấn đề này cần thiết đối với cả đất nước và Đảng.
Thực
tế đã chứng minh rằng, nếu chỉ đơn thuần dựa vào giám sát nội bộ, tự
cho phép mình đứng ngoài sự giám sát thực sự của nhân dân và luật pháp
thì Đảng càng có nguy cơ suy thoái nhiều hơn. Thực tế trong hoạt động
mấy năm qua của ban lãnh đạo đảng, của các cơ quan nhà nước và trong
thực hành
mối quan hệ giữa các chủ thể đó đã phát sinh không ít tình huống phải
xử lý theo “lệ”, thiếu căn cứ luật pháp xác đáng. Điều đó càng chứng tỏ
sự cần thiết của luật nói trên.
Đề
nghị này không mới mà đã được nhiều tổ chức và công dân, kể cả cơ quan
đảng, cán bộ lãnh đạo và đảng viên nêu ra từ nhiều năm trước, nhưng chưa
có tiến bộ.
Nguyên nhân có phần vì những khó khăn không nhỏ khi phải xây dựng một luật chưa từng có tiền lệ và hình mẫu như luật này.
Nói cho cùng, nếu quả tình không thể xây dựng được Luật về Đảng và
sự lãnh đạo của Đảng thì liệu có lý do gì chính đáng để bảo lưu một điều khoản về vấn đề này trong Hiến pháp?
Bùi Đức Lại (nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương)
Tôi nghĩ : trên thế giới có bao nhiêu quốc gia độc lập trước VN và sau VN, hiện nay đất nước họ đều phát triển đi lên. Hình như không nước nào LÀM THẦY được cho VN, hoặc là VN không muốn LÀM TRÒ của baất kỳ quốc gia nào. VN luôn nêu cao "ngọn cờ tự lực tự cường" theo kiểu riêng của mình, giữ gìn "bản sắc"của riêng mình, Đ lúng túng sợ mất QUYỀN.
Trả lờiXóaTôi cũng có suy nghĩ như Cụ. Có thời kỳ, ta nặng về bắt chứơc , ( ĐH II còn đưa cả TT MTĐông vào cương lĩnh, rồi CCRĐ, rồi CCVS v.v.), sau này lại mắc bệnh "kiêu ngạo " tưởng mình cao quí giỏi giang lắm nên ra cả nước ngoài dạy bảo thiên hạ. Thật ra, hệ tư tưởng đang bí rì rì. Tuy nhiên nguyên nhân chính lại nằm ở điều thứ hai cụ nêu lên: họ cố giữ lấy quyền để thu lợi cho cá nhân, nhóm cầm quyền mang danh Đảng.
Trả lờiXóa