Trang

27 tháng 11, 2014

                                   Đã tìm ra nguyên nhân đích thực ?
Vừa qua,trả lời báo giới về vụ Ông Trần Văn Truyền,,anh Vũ Quốc Hùng cho rằng việc đề bạt cán bộ ở ta nói chung, ông Truyền nói riêng  có những sai sót là do   “nể nang “
Còn anh Phạm Quốc Anh  lại cho rằng :  “ vụ việc này, cần phải làm rõ tại sao mọi chuyện xảy ra lâu như thế mà giờ họ mới phát hiện ra? Đồng ý rằng vụ việc này khá tế nhị và có nhiều chỗ khó nên phía Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải làm cho chắc chắni “
”.

Tóm lại, lâu nay,việc lựa chọn đề bạt cán bộ đặc biệt là cán bộ cấp cao đều tiến hành một cách rất tế nhị, nể nangv.v. đến mức khó nói ra sự thật. Ngay cách xử lý vụ việc vẫn còn nể nang. Tại sao mới kết luận Ô Truyền có những sai phạm về thiếu trung thực với đảng ? nếu ổng không tham nhũng hoặc bao che cho tham nhũng thì tại sao đã tịch thu tài sản?
Nếu đã tịch thu tài sản tất yếu phải vi phạm pháp luật. Đã đụng vào pháp luật mà lại chỉ phê bình,kiểm điểm? Trong trường hợp này tôi cho rằng cần tiến hành các bước tiếp theo để truy tố trước pháp luật để làm gương cho kẻ khác. Không thể lấy lại vài cái nhà rồi thôi, coi như xử lý nội bộ.
   Nhưng một câu hỏi đặt ra: tại sao phải tế nhị, nể nang? Do đâu phải tế nhị nể nang?
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái sự tế nhị nể nang ấy nằm ở đâu? Xét đến cùng, tế nhị nể nang chỉ là biều hiện bên ngoài thuộc phạm trù ứng xử cho nên không thể là nguyên nhân của những sai  lầm thiếu sót trong công tác tìm kiếm người tài phục vụ đất nước.
   Cần chỉ đúng nguyên nhân bên trong của hiện tượng mới có thể sửa chữa sai lầm,đặc biệt là trong công tác cán bộ.
 Tôi cho rằng, tế nhị nể nang là kết quả của lợi ích nhóm! Không có gì khác.
Nhóm nọ thương lượng, chia phần với nhóm kia để cùng hưởng miếng bánh chung, từ đó mới dẫn đến đội quân công chức phình quá to, lạm phát thứ trưởng và cấp phó nói chung, cạnh tranh nhau để có thừa tướng, nhìn nhau để phong học hàm học vi tùn lum v.v
Từ đó dẫn  đến 30 % công chức  không thực sự làm việc, có đến 24.500 Ts,9000 Gs nhưng hàng năm chỉ có một vài sáng chế  được đăng ký quốc tế
   Vậy nguyên   nhân của mọi nguyên nhân là không coi trọng ,thậm chí không muốn sử dụng nhân tài đích thực để tìm đúng người phục vụ đất nước, nhân dân chứ không phải chỉ trung thành với cấp trên. Cũng vì vậy, việc tìm kiếm lựa chọn can bộ không trải qua một qui trình dân chủ -công khai-minh bạch dựa vào nhân dân chứ không chỉ dựa vào mấy nhóm người có đặc quyền ban phát bổng lộc.
    Phải chăng đó chính là điều mà Ông Q/A cho là”chỗ khó ”.
Chừng nào chưa được nói, chưa nói được thì sẽ không làm được; không làm được thì sẽ còn những Tr văn Truyền phấy ra đời. Phải không các cụ?

23 tháng 11, 2014

Nhận được bài này từ một người bạn, mỗ tôi bèn dán lên đình Làng để các cụ đọc và suy ngẫm về cái sự đời báo chí nước nhà hiện nay. Chắc Ban VHTT sẽ cho đây là thái độ thù địch của bọn phản động v.v. nhưng riêng mỗ cho rằng họ nói đúng ..

Báo chí Việt Nam ‘tuyệt vọng câu khách’?

by AdminHDTG

Báo chí Việt Nam hiện đang không thoát khỏi guồng quay số hóa, điện tử hóa nhưng dường như đang loay hoay giữa ngã ba đường và xu hướng thấy rõ nhất là lá cải hóa.

Chưa có một tờ báo mạng nào được xem là chuyên nghiệp, thông tin chuẩn xác, đáng tin cậy. Nói như một nhà bình luận trong nước, cả làng báo (mạng) là “một vườn cải xum xuê”.

Sụt giảm

Theo Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam, tính đến ngày 26/12/2013, toàn quốc có 838 cơ quan báo in với 1.111 ấn phẩm, 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.

Trong số hơn 800 tờ báo, số báo sống được nhờ lượng phát hành chỉ trên dưới 10 tờ, theo một số nhà báo trong nước.

Vài năm trở lại đây, những báo có số phát hành hàng đầu như Tuổi trẻ, Thanh niên, Công an TPHCM, Phụ nữ… cũng sụt giảm lượng phát hành ở mức rất đáng kể.

Phó tổng biên tập của một tờ báo vừa kể tiết lộ, lượng phát hành của tờ báo đã giảm tới 1/3 chỉ trong vòng hai năm, còn khoảng 200 ngàn bản/kỳ.

Số phát hành của tờ báo thường được giữ bí mật và con số công khai thường lớn hơn nhiều so với thực tế, một cách để duy trì quảng cáo.

Tại Việt Nam, cho dù có tới 800 tờ báo in, nhưng số tờ báo bán được (bán trên sạp báo và đặt báo dài hạn) cũng chỉ tính trên con số 10.

Thời gian vừa qua, hầu hết những “phóng viên”, “nhà báo” bị bắt với cáo buộc tống tiền các doanh nghiệp đến từ nhóm báo này. Một cách khác để tồn tại là “đánh thuê” theo đơn đặt hàng dưới cái gọi là “hợp đồng truyền thông”, tức là được trả tiền để viết “đánh” ai đó.

Tuy những tờ báo này ít được xã hội biết đến nhưng cứ có bài được dán mác “chống tiêu cực” là cũng đủ để ai đó gặp rắc rối.

Tuy nhiên, cách tồn tại này ngày càng tỏ ra mong manh, nhất là trước hiện tượng báo mạng, trang tin điện tử trăm hoa đua nở và chuyện “được/bị lên báo” nay trở thành “thường ngày ở huyện”.

Sự phát triển của internet, của các thiết bị đọc điện tử dẫn đến việc đọc tin tức trên mạng trở nên phổ biến.

Tính tới tháng 11/2012, có khoảng 31,3 triệu người dùng Internet ở Việt Nam (chiếm gần hơn 35 % dân số cả nước, theo Trung tâm Internet Việt Nam. Hầu hết người dùng Internet đều ở tuổi từ 20-40.

Có người nói tại Việt Nam hiện nay, mạng xã hội là nguồn tin chính. Thực ra đây cũng chỉ là phỏng đoán. Chưa có nghiên cứu thực sự nào chứng minh điều này.

Nhưng xu hướng lá cải hóa nền báo chí là điều nhiều người thấy rõ.

Để hiểu thêm về xu hướng của báo chí Việt Nam, cần thiết phải nhìn vào nguồn tài chính để các tòa báo tồn tại.

Trong khi báo in sụt giảm và nhiều tờ báo đang chuyển qua hình thức kỹ thuật số, tại thị trường Việt Nam, quảng cáo trên truyền hình vẫn chiếm đa số.

Theo một thống kê, năm 2012, doanh thu quảng cáo toàn thị trường đạt 20.400 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2011.

Trong đó, truyền hình chiếm 18.246 tỷ đồng, tăng 136% so với năm 2011; quảng cáo trên báo in và tạp chí giảm khoảng 8%, đạt 2.151 tỷ đồng và phát thanh giảm gần 20%, với chưa đầy 25 tỷ đồng.


Tính theo tỷ lệ, quảng cáo trên báo in chiếm khoảng 8%, truyền hình 78%, internet 9% và quảng cáo ngoài trời chiếm 4%. Tuy nhiên, năm ngoái doanh thu quảng cáo trên báo đã giảm 1,3% trong khi các phương tiện truyền thông khác giữ con số tốt hơn nhiều.

Điều này khiến nhiều tờ báo phải đấu tranh để tồn tại bởi việc sụt giảm doanh thu.

Cuộc chiến “câu view”

Để tồn tại, các tờ báo điện tử Việt Nam buộc phải bước vào cuộc chiến “câu view” (tăng lượt xem) bằng gần như mọi giá. Các đề tài liên quan đến sex, giật gân, người giàu có, người đẹp, các nhân vật giải trí của giới bình dân (chiếm đa số)… được khai thác triệt để…

Có thể nói, trong cuộc chiến tranh giành miếng bánh nhỏ bé của thị trường quảng cáo online chưa thực sự lớn mạnh, nhiều báo mạng lao vào tranh đua bằng chiêu bài lá cải một cách tuyệt vọng.

Những từ khóa gây sốc, cho dù hầu hết vi phạm những quy tắc của báo chí đứng đắn về tính khách quan, trung dung của người làm báo, được tận dụng tối đa nhằm thu hút lượt đọc.

“Kinh hoàng”, “nghẹn lòng”, “đắng lòng”, “hé lộ”, “bóc mẽ”, “gây sốc”, “bất ngờ”… là những động từ, tính từ chủ quan của tờ báo được tận dụng tối đa trên các hàng tít.

Báo mạng cũng là giới “sáng tạo” ra những khái niệm mới và khiến chúng phổ biến: “giàu như đại gia” (cho dù không biết đại gia này có bao nhiêu tiền, nhà to thế nào), “đẹp như hotgirl” (?).

Nhiều tờ báo, thậm chí sẵn sàng đưa lên những câu chuyện gần như không có tính báo chí, chỉ miễn có người kích chuột vào là được. Một tờ báo mạng hồi đầu năm khai thác chuyện một cô gái không nhịn được đã “ị đùn” trên xe khách đường dài.

Bài báo “bốc mùi” này tuy sau bị phê phán, nhưng đối với những người làm báo, đó có thể xem là “thành công” bởi “câu được view”.

Người ta giờ đây cũng sẵn sàng đưa lên đủ loại tin đồn chưa được kiểm chứng, thậm chí dùng những thứ được tung lên mạng xã hội, không qua thẩm định và tác nghiệp của phóng viên, miễn là thu hút trí tò mò.

Các tờ báo mạng đều na ná giống nhau ở đề tài, ngôn ngữ. Có một điểm chung là họ đều nhắm đến những từ khóa “sốc, sex” mà họ cho là thu hút độc giả để đưa lên tít.

Ngôn ngữ của báo mạng dần giống như truyện kiếm hiệp Kim Dung với “đuổi giết” thành “truy sát”, “cô gái”, “người đàn bà” nay thành “thiếu nữ”, “thiếu phụ”, “góa phụ”, con nhà giàu có giờ trở thành “thiếu gia”, “tiểu thư”, thậm chí nhiều báo còn dùng “nữ tiểu thư” (chắc để phân biệt với “nam tiểu thư”?).

Ngoài “cưỡng dâm”, giờ đây người ta còn viết “cưỡng hôn”, ý nói hôn người khác mà không được cho phép.

Trong cuộc đua câu view, nhiều thứ chuẩn mực đã bị xem nhẹ.

Thậm chí, nhiều việc rất nghiêm túc cũng bị “cuộc chiến câu view” làm cho trở thành nhảm nhí.

Đưa tin về thủ tướng Yingluck Shinawatra, thay vì tập trung nội dung chính trị, một số tờ báo mạng chỉ nhìn vào dung mạo và trang phục của bà kiểu “Ngắm thủ tướng Thái Lan xinh đẹp, quyến rũ”. Nhưng những bài như vậy, lại ăn khách.

Xu hướng này diễn ra trên ấn bản điện tử của cả những tờ báo xưa nay được xem là nghiêm túc, chuyên nghiệp như Tuổi trẻ, Thanh niên hay Pháp luật TPHCM.

Không phải không có những nỗ lực làm báo điện tử nghiêm túc, chuyên nghiệp như VietnamNet từng là một ví dụ.

Tuy nhiên, do vòng quay của xã hội, của thị hiếu bình dân, tờ báo này thay vì nghiêm túc như buổi đầu, nay cũng dùng đủ trò câu khách lá cải để thu hút độc giả trẻ, những người dường như thích tin tức giật gân, thỏa mãn trí tò mò hơn là tìm những thông tin bổ ích, giúp tiến bộ.

Phải chăng xã hội nào thì báo chí đó? Với những gì đang diễn ra trên mặt báo, có thể có những liên tưởng về người đọc Việt Nam ngày nay, họ là ai.

Ở bất cứ quốc gia nào cũng có người thích tin tức lá cải và những tờ báo lá cải. Khác với Việt Nam ở chỗ: ngoài báo lá cải, còn có nhiều tờ báo đàng hoàng, nghiêm túc.

Chắc chắn ở Việt Nam vẫn có một bộ phận độc giả có trình độ cần những thông tin nghiêm túc, có ích, những tờ báo mạng chuyên nghiệp và đây cũng là đòi hỏi của một xã hội tiến bộ.

Nhưng chưa xuất hiện những tờ báo như thế ở quốc gia 90 triệu dân này.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Anh Minh từ Sài Gòn, Việt Nam.

Theo BBC

11 tháng 11, 2014




 Vì sao người  Việt  phải sang Campuchia mới  phát huy được tài  năng sáng tạo thiên bẩm vốn rất cần cho đất nước ?.  !!
ĐXD

Chế xe bọc thép cho Campuchia, 2 nông dân nhận huân chương

Thứ hai, 10/11/2014, 12:26 (GMT+7)
(An Ninh Quốc Phòng) - Ông Trần Quốc Hải (nông dân chế tạo máy bay ở Tân Châu, Tây Ninh) và ông Trần Quốc Thanh (con trai ông Hải) vừa được Vương quốc Campuchia trao huân chương Đại tướng quân.

>> Kỹ sư nông dân kể những trải nghiệm lái 'siêu phẩm' trực thăng

>> Nông dân hết lớp 5 chế máy xúc vượt trội máy Nhật

>> Những phát minh "độc nhất vô nhị" ở Trung Quốc

>> Máy cày mini tự chế của nông dân

Chiếc trực thăng thứ 2 của người kỹ sư nông dân Việt Nam sử dụng xăng A92, vận tốc tối đa 200 km/h, trần bay dưới 500 m và tầm hoạt động liên tục trong 2 giờ.

Quốc vương Campuchia cũng cấp giấy chứng nhận ông Hải và ông Thanh là nhà kỹ thuật sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 và BTR60PB, ghi nhận những đóng góp của 2 người cho nền kỹ thuật của đất nước.

Trong những lần qua Campuchia để hỗ trợ kỹ thuật máy trồng mỳ tại lữ đoàn 70, ông Hải thấy một số xe bọc thép cứ bị đẩy ra đẩy vào mà không khởi động được. Ông đề nghị để mình thử sửa chữa loại xe này.


Xe bọc thép trinh sát BRDM-2 do Liên Xô thiết kế và sản xuất hàng loạt từ 1962-1989.

Ông Hải đã tự bỏ tiền túi tổng cộng 25.000 USD để sửa xe bọc thép BRDM 2 (do Liên Xô cũ sản xuất). Chiếc xe bọc thép BRDM 2 sau khi sửa có thể vận hành với 25 lít dầu diesel/100 km so với trước đây là 45 lít, tác xạ nhanh hơn, hỏa lực mạnh hơn so với trước, vòng xoay súng có thể bắn ở cự ly gần hơn so với 150 m của xe cũ, tháp pháo tự động.

Sau thành công của chiếc xe, ông Hải được lữ đoàn 70 giao sửa chữa thêm 10 chiếc xe bọc thép khác và bắt tay vào nghiên cứu chế tạo một xe bọc thép mới.

Ông Hải tự tìm kiếm cũng như mua sắm trang bị cho chiếc xe mới. Ròng rã 4 tháng trời trong đó 3 tháng nghiên cứu và một tháng chế tạo, ông đã hoàn thành chiếc xe bọc thép với tính năng mới hoàn toàn.

Theo đó, chiếc xe bọc thép mới với vòng quay tay súng có thể bắn ở khoảng cách 7 m (so với xe cũ là 150m), tháp pháo tự động và hỗ trợ quay tay, trang bị thêm hỏa lực hai bên xe…

Chiếc xe bọc thép mới do ông Hải chế tạo
Chiếc xe bọc thép mới do ông Hải chế tạo

Xe bọc thép mới do cha con ông Hải chế tạo

Hai cha con ông Trần Quốc Hải (nông dân chế tạo máy bay ở Tân Châu, Tây Ninh) bên chiếc xe bọc thép mới chế tạo

Gia đình ông Hải bên cạnh những chiếc xe của hai cha con ông sửa chữa và chế tạo
-- 
Hãy cứ cho thêm, hãy còn cho mãi
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
                                            (Phạm Nhuận)

__._,_.___

3 tháng 11, 2014




Người Việt dễ ghét






Tin tức từ quechoa 

  

Từ trước đến nay, một cách công khai, trên sách báo cũng như trên các diễn đàn, hình như ai cũng nói người Việt…đáng yêu. Đó cũng là nhan đề cuốn sách do Doãn Quốc Sỹ viết và xuất bản tại Sài Gòn trước năm 1975. Xuất phát từ một lập trường và động cơ chính trị hoàn toàn ngược lại với Doãn Quốc Sỹ, Vũ Hạnh, giả danh một người Ý (Pazzi), cũng vội vã viết cuốn “Người Việt cao quý”, trong đó, nội dung chính của khái niệm “cao quý” cũng là…sự đáng yêu.

Mà không phải chỉ có người Việt Nam mới nói thế. Tôi có khá nhiều sinh viên Úc hoặc người các nước khác thường đi Việt Nam. Nhiều người không ngớt khen là người Việt Nam đáng yêu. Cách đây mấy năm, có một sinh viên người Na Uy sang Úc du học. Trên đường từ Na Uy sang Úc, anh ghé Việt Nam chơi hai tuần. Lý do ghé Việt Nam chỉ có tính chất thực dụng: vật giá rẻ. Vậy thôi. Nhưng hai tuần ở Việt Nam đã làm thay đổi hẳn kế hoạch học tập của anh. Mê Việt Nam trong thời gian hai tuần ấy, sang Úc, anh quyết định chọn Tiếng Việt làm một trong hai môn học chính trong chương trình Cử nhân. Hỏi: Mê nhất ở Việt Nam là điều gì? Anh đáp: Con người. Và nói thêm: “Người Việt rất đáng yêu”.

Cách đây mấy ngày, tôi cũng lại gặp một sinh viên khác, cũng mê Việt Nam như thế. Sau khi học xong trung học, thay vì vào đại học ngay, cô quyết định nghỉ một năm để đi làm và đi du lịch. Sau khi qua nhiều nước, cô ghé Việt Nam. Cũng chỉ là một quyết định tình cờ. Thoạt đầu, định ở vài ba tuần. Nhưng rồi cô lại đâm mê Việt Nam. Bèn quyết định ở lại thêm vài tháng. Trong vài tháng ấy, cô xin dạy học trong một trung tâm sinh ngữ tại Sài Gòn. Cô càng mê hơn nữa. Về lại Úc, cô bèn quyết định học tiếng Việt để sau này có cơ hội quay sang làm việc lâu dài tại Việt Nam. Hỏi lý do, cô cũng đáp như anh sinh viên người Na Uy kể trên: “Người Việt đáng yêu”.

Người Việt đáng yêu như thế nào? Tôi chưa bao giờ có ý định làm một cuộc điều tra thật đàng hoàng về đề tài này. Nhưng từ những gì tôi nghe từ các sinh viên cũng như bạn bè, đồng nghiệp của tôi, những nét đáng yêu nhất của người Việt Nam thường được nêu lên là: vui vẻ, cởi mở và thân thiện.

Tuy nhiên, tất cả những điều kể trên chỉ là một khía cạnh. Có một khía cạnh khác, vì lịch sự, người khác ít nói; và vì tự ái, chúng ta cũng ít khi đề cập: Có vô số người chê người Việt là cục cằn, thô lỗ, ích kỷ, tham lam vặt, hay nói dối vặt, thiếu kỷ luật, thiếu lịch sự, nói chung, là…dễ ghét. Ngay chính những người được xem là “mê” Việt Nam cũng thấy điều đó. Và dĩ nhiên, với tư cách là người Việt Nam, chúng ta cũng thừa biết điều đó.

Thật ra, ở quốc gia nào cũng có những người đáng yêu và những người dễ ghét. Đó là chuyện bình thường. Tuyệt đối không có gì đáng ngạc nhiên cả. Chỉ có vấn đề là: ở những nơi khác, nét đáng yêu và đáng ghét ở con người chủ yếu là do cá tính, hay nói cách khác, do Trời sinh; còn ở Việt Nam, chủ yếu do văn hoá, hay nói cách khác, do xã hội, đặc biệt, do chế độ sinh. Ở những nơi khác, sự phân bố của những người được xem là đáng yêu và những người bị xem là đáng ghét hoàn toàn có tính ngẫu nhiên; ở Việt Nam thì khác: nó có tính quy luật để theo đó, người ta có thể vẽ lên được một “bản đồ” đáng yêu / đáng ghét của người Việt một cách khá chính xác.

Đại khái “bản đồ” ấy như thế này:

Người Việt rất đáng yêu trong quan hệ cá nhân và ở những nơi quan hệ cá nhân đóng vai trò chủ đạo: gia đình, bàn tiệc, quán nhậu, và hàng xóm. Ở những nơi đó, người Việt, nói chung, rất nhiều tình cảm và tình nghĩa. Và cũng ở những nơi đó, ít ai phàn nàn về người Việt.

Nhưng vượt ra ngoài quan hệ cá nhân thì khác. Bước vào không gian công cộng ở Việt Nam, nhất là không gian công cộng thuộc quyền nhà nước, từ uỷ ban nhân dân đến công an phường, quận, thành phố; từ bưu điện đến bệnh viện; từ bàn hải quan đến văn phòng xuất nhập cảnh, v.v…ở đâu người Việt Nam cũng dễ ghét.

Cái dễ ghét ấy có thể được nhìn thấy ngay trên các chuyến bay về Việt Nam: Theo nhận định của nhiều người vốn đi nhiều, ít có tiếp viên hàng không nào dễ ghét như tiếp viên hãng Hàng Không Việt Nam; ít có công an cửa khẩu và nhân viên hải quan nào dễ ghét như những người làm việc tại các sân bay quốc tế tại Việt Nam. Một sinh viên của tôi, người Úc, rất mê Việt Nam, và vì mê Việt Nam, cuối cùng, lấy vợ Việt Nam. Chính trong thời gian làm đám cưới, phải chạy vạy làm đủ các loại giấy tờ, từ hôn thú đến bảo lãnh vợ sang Úc, anh phờ phạc cả người. Quay về Úc, anh than: Chưa bao giờ anh thấy nhân viên hành chính ở đâu dễ ghét bằng các nhân viên hành chính ở Việt Nam. 

Một người bạn khác của tôi, về Việt Nam thăm thân nhân bị bệnh, phải nằm bệnh viện, than: Chưa bao giờ thấy bác sĩ và y tá ở đâu lại dễ ghét như ở Việt Nam. Mặt mày ai cũng hầm hầm hay lạnh tanh. Người ta hỏi gì cũng quát, nạt. Họ chỉ dịu giọng được một lát khi nhận tiền lót tay. Một người bạn khác rất có thiện chí giúp đỡ Việt Nam, nhiều lần tổ chức quyên góp từ quần áo, sách vở đến máy vi tính ở Úc để chuyển về tặng cho người Việt; nhưng sau đó, đâm nản, cuối cùng, bỏ cuộc. Anh nói: “Mình mang quà về giúp, nhưng ở đâu cũng bị làm khó dễ.” Và kết luận: “Người Việt thật dễ ghét!”

Xin lưu ý: những nhân viên các loại và các cấp bị xem là dễ ghét trong công sở ấy có thể trở thành cực kỳ dễ thương với bạn bè, người thân hoặc người quen. Một viên công an mặt mày lúc nào cũng lạnh như tiền và lăm lăm đòi móc túi những người dân đến xin chứng nhận một thứ giấy tờ gì đó có thể là một người cởi mở, hào hiệp và hào phóng khi ngồi vào bàn nhậu với bạn bè. Nhưng trong quan hệ công cộng thì họ lại biến thành một người khác hẳn.

Có thể nói gọn lại thế này: Trong quan hệ cá nhân, người Việt thường đáng yêu; nhưng trong quan hệ công cộng, nhất là ở công sở, người Việt thường rất dễ ghét.

Cũng có thể nói một cách khái quát hơn: ở Việt Nam, cứ hễ có chút quyền lực, bất kể là quyền lực gì, người ta liền biến ngay thành người dễ ghét. Bản tính dễ thương đến mấy cũng thành dễ ghét. Nếu không dễ ghét vì sự hách dịch, quan liêu hay tham lam thì cũng dễ ghét vì sự chậm chạp, cẩu thả, lười biếng và vô trách nhiệm. Bởi vậy, nhiều người nhận xét: Chơi với người Việt thì vui, nhưng làm việc với người Việt thì đúng là một cực hình. Trên bàn nhậu, ai cũng thông minh, biết điều, cởi mở; nhưng quay lại bàn giấy thì người ta lại lề mề, khó khăn, tắc trách, rất ít đáng tin cậy.

Do đó, vấn đề không phải là bản tính mà là văn hoá. Mà văn hoá, nhất là văn hoá hành chính, lại gắn liền với chế độ.
Bạn có nghĩ vậy không?

26 tháng 10, 2014


Liệu có hiện tượng này không ?

Đang có sự phân hóa tư tưởng trong nội bộ ĐCSVN?

48ae7948-f64d-4146-a581-06dfeccd528c
Gần đây xuất hiện hiện tượng các vị lãnh đạo VN có phát biểu về cùng một vấn đề, một nội dung nhưng lại có sự khác biệt khá cơ bản về quan điểm, thậm chí là trái ngược. Đó có phải lá dấu hiệu của sự phân hóa về tư tưởng trong nội bộ Đảng CSVN?
Quan điểm khác nhau
Việt Nam là một nhà nước theo mô hình chính trị với duy nhất một Đảng CSVN giữ độc quyền quyền lãnh đạo.
Đảng CSVN có tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và sự thống nhất và chung một quan điểm tư tưởng xuyên suốt từ cấp cao xuống cấp thấp. Vị tổng bí thư hiện nay của đảng là ông Nguyễn Phú Trong từng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất tư tưởng trong đảng qua câu nói: “Mỗi người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng thì làm sao chở con đò sang sông được”.
Tuy vậy, một số phát biểu của các vị lãnh đạo VN gần đây với báo chí cho thấy đang diễn ra sự khác biệt khá cơ bản về quan điểm, thậm chí là trái ngược hoàn toàn.
Đó là các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đề cập đến vấn đề cải cách thể chế, hay các vấn đề nhân quyền, tự do dân chủ, điều được dư luận cho là trái ngược với chính sách và chủ trương của Đảng CSVN từ trước đến nay.
Mới đây nhất, bên lề phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 8, trả lời phóng viên về vấn đề an ninh và chủ quyền quốc gia sau chuyến sang Bắc Kinh của 13 vị tướng Việt Nam vào trung tuần tháng 10, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết: ” Khi trao đổi với bạn, nói chung bạn ghi nhận ý kiến của phía Việt Nam”.
Điều đó trái ngược hoàn toàn với ý kiến của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – Tổng TM trưởng trong kỳ họp QH này  nhận định rằng “Âm mưu thực hiện hóa đường lưỡi bò, độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi. Chỉ có điều chuyển sang giai đoạn đấu tranh khác, thậm chí quyết liệt hơn, phức tạp hơn”
Dư luận xã hội đặt câu hỏi tại sao đối với một vấn đề cực kỳ quan trọng liên quan đến an ninh và chủ quyền quốc gia, mà hai tướng lĩnh cao cấp nhất của QĐND Việt nam lại bất đồng về quan điểm như thế?
Bình luận về vấn đề này, LS. Nguyễn Văn Đài thấy rằng Đảng CSVN vốn là một tổ chức có tính thống nhất cao, theo ông sự khác biêt trong phát biểu là vấn đề không bình thường.
“Trước đây thì Đảng CSVN thường có sự thống nhất chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, tuy vậy 1-2 năm trở lại đây cho thấy, đó không chỉ là hiện tượng giữa ông Đỗ Bá Tỵ và Phùng Quang Thanh, mà là của rất nhiều quan chức khác. Nói về cùng một vấn đề thì họ có các phát biểu khác nhau thậm chí là đối lập nhau. Điều đó cho thấy nội bộ quan chức CS trong nội bộ đã không thống nhất tập trung quyền lực nữa, mà đã có các nhóm lợi ích và phe phái khác nhau. Từ đó nó dẫn đến sự xung đột về các suy nghĩ hay cách trình bày quan điểm về một vấn đề, nhưng chưa đến mức trở thành đối lập với nhau.”
Do đâu?
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève thấy rằng, trong lịch sử của Đảng CSVN việc các cá nhân có quan điểm bất đồng với quan điểm chung của đảng như trường hợp ông Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch…đã từng xảy ra. Nhưng kết cục các cá nhân đó đều bị kỷ luật hoặc phế truất.
“Những phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng vừa qua theo tôi là đều không thông qua Bộ Chính trị, mà là phát biểu với tính cách cá nhân nhằm mục đích tạo hình ảnh cá nhân của ông ấy cho ở trong và ngoài nước. Tức là ông ấy muốn cho thấy ông ấy đã độc lập với Bộ Chính trị, ông ấy có đủ sức mạnh và thẩm quyền để đối phó với sự lãnh đạo tập thể hiện nay của Bộ Chính trị, vì lợi ích của cá nhân. Theo tôi đấy mới là vấn đề.”
Trả lời câu hỏi nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng lãnh đạo cao cấp trong đảng CSVN có quan điểm khác nhau như hiện nay?
Ông X cho rằng trong các tổ chức khác, sự khác biệt quan điểm là chuyện bình thường, nhưng đối với một tổ chức có kỷ luật chặt chẽ, tính tổ chức cao như Đảng CSVN là điều đáng chú ý. Theo ông trước hết là do tính thống nhất trong nội bộ Đảng CSVN nay đã giảm sút.
Trong Đảng CSVN đang ngấm ngầm tồn tại hai phái theo hai trục trong Đảng, tức là một trục theo Đảng còn một trục theo Chính phủ. Mà nguyên nhân chính theo tôi là do các phe đang tranh giành, đối chọi nhau về lợi ích để giành quyền chi phối của Đảng và nhà nước, giành cái lợi thế trong cuộc đấu tranh vì quyền lực.”

Nguyên nhân là trong nội bộ của họ đã có sự phân hóa, sự tập trung quyền lực thống nhất quyền lực từ trung ương đến địa phương hay tư tưởng của các quan chức không còn như trước đây nữa. Đây là hậu quả của sự phân hóa theo ê kíp, phe nhóm thậm chí là ở ngay cùng một cơ quan hay tổ chức.”
Trao đổi quan điểm về vấn đề đảng CSVN nên tách hoặc chia thành 2-3 đảng cho phù hợp, và cũng là để kiểm soát, giám sát lẫn nhau trong vai trò đảng đối lập.
Có người cho rằng tuy là còn quá sớm để nói đến chuyện này, nhưng theo ông bài học từ chính trường Đài loan trước kia và Myanmar gần đây cho thấy đây là điều đáng quan tâm.
“Để tự đảng CS tách ra là chuyện không bao giờ có, chỉ có khi nào phong trào Dân chủ hay các lực lượng đấu tranh lớn mạnh đến một mức độ nhất định nào đó thì phái cấp tiến trong Đảng CSVN, khi thấy rằng nếu tiếp tục duy trì đảng trong tình trạng lộn xộn, nội bộ lục đục không thống nhất với nhau sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đảng CS. Chỉ khi đó phe cấp tiến, phe trung dung  sẽ tách ra, còn đảng CS theo đúng bản chất xa xưa của họ thì tôi nghĩ rằngsẽ chỉ còn lại một nhóm rất nhỏ để duy trì quan điểm bảo thủ”
Theo nhận định của giới quan sát tình hình Việt Nam thì những phát biểu bất nhất vừa qua cho thấy nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam đang có sự phân hóa mạnh mẽ. Những người quan tâm đến tiền đề dân tộc, thì mong mỏi xu hướng tiến bộ sớm vượt thắng.

22 tháng 10, 2014

Chuyện lạ VN : Quốc hội bỏ khẩu hiệu ca ngợi Đảng


Trang trí phòng Diên Hồng, phòng họp chính của Quốc hội mới
Ở Việt nam, về mặt lý thuyết Quốc hội là cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất. Tuy nhiên việc Quốc hội Việt nam chỉ là vật trang trí mang tính hình thức, một cơ quan nhằm hợp pháp hóa cái gọi là nghị quyết của Đảng CSVN. Đây cũng là hậu quả của cơ chế đảng cử dân bầu từ nhiều chục năm qua ở Việt nam, dẫn tới việc tất cả đại biểu Quốc hội không phải là những người do ý nguyện của người dân lựa chọn.


 Sáng 20.10.2014, phiên họp đầu tiên của kỳ hop thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã diễn ra tại tòa nhà Quốc hội mới, một công trình kiến trúc đặc biệt có quy mô, hiện đại… xứng tầm như một biểu tượng của cơ quan quyền lực cao nhất. Một chi tiết rất quan trọng đáng chú ý được nhiều người quan tâm, đó là tại phòng họp chính của Quốc hội có tên gọi là phòng Diên Hồng, khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt nam quang vinh muôn năm” đã không còn chễm chệ ngư trên vị trí trang trọng nhất như từ trước đến nay (xem ảnh). Điều này được dư luận cho rằng đây là chuyện cực kỳ lạ, một chuyện không bình thường, theo họ việc này về mặt hình thức đồng nghĩa với sự rút lui một cách lặng lẽ của Đảng CSVN ra khỏi cơ quan Quốc hội, vốn là cơ quan quyền lực cao nhất được ghi trong Hiến pháp từ nhiều chục năm qua.
Phòng Diên Hồng, phòng họp chính của Quốc hội mới
Hội trường Ba Đình cũ vốn là phòng họp chính của Quốc hội VN
Đánh giá về hiện tượng này, có người cho rằng theo Hiến pháp và luật pháp nước Cộng hòa XHCN Việt nam thì các đại biểu Quốc hội không có nghĩa vụ phải tuân theo các chỉ thị của Đảng CSVN. Tuy nhiên, trên thực tế Chủ tịch Quốc hội được Bộ Chính trị chỉ định và hiện nay là khoảng 90% các đại biểu quốc hội là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và họ bắt buộc phải tuân thủ các chỉ thị của đảng. Do đó, với bất kể lý do nào, thì Quốc hội Việt Nam không bao giờ có thể có sự độc lập khi quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Nghĩa là xét về bản chất, việc có hay không có cái khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt nam quang vinh muôn năm” trong phòng họp lớn của Quốc hội thì cũng không hề làm cho quan hệ về quyền lực của Đảng CSVN đối với Quốc hội thay đổi, nghĩa là Quốc hội vãn phải phục tùng ý đảng.
Từ trước đến nay ở Việt nam, việc treo khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt nam quang vinh muôn năm” tại các nơi trang trọng, trong các cuộc họp, lễ hội hay nơi công… là quy định bắt buộc của nhà nước. Điều đó cho thấy việc tại phòng họp chính của Quốc hội, nơi hội họp của cơ quan quyền lực cao nhất bỏ qua quy định bắt buộc này là chuyện không bình thường. Chắc chắn việc làm này phải được Bộ Chính trị chuẩn thuận.

 
Chính vì vậy cần coi đây là một mốc quan trọng, đó là việc bước đầu Đảng CSVN thừa nhận để xác lập vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất như Hiến pháp quy định một cách công khai. Cho dù đây chỉ là việc làm về mặt hình thức, nhưng dù sao chăng nữa, đây là một điểm đáng ghi nhận và đáng hoan nghênh về việc đột phá thay đổi tư duy của các nhà lãnh đạo Việt nam.

 
Quan trọng hơn, từ việc Quốc hội Việt nam đã không để khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt nam quang vinh muôn năm” trên vị trí trang trọng nhất, sẽ tạo tiền đề tiến tới việc bỏ quy định treo khẩu hiệu ca tụng đảng ở trong các trụ sở, hội trường, phòng họp hay các lễ lạt của các cấp các ngành từ Trung ương tới địa phương. Điều không chỉ là sự coi thường dân chúng, mà còn là điều rất dễ gây ra sự phản cảm của người nước ngoài khi hiểu nội dung của các khẩu hiệu này.

 
Điều này sẽ giúp cho xóa bỏ hình ảnh Việt nam là một chế độ độc tài đảng trị trong mắt người nước ngoài. Những việc làm như thế sẽ có tác dụng giúp và thúc đẩy việc công cuộc cải cách ở Việt nam để hòa nhập vào thế giới tiến bộ văn minh của nhân loại.
Ngày 22 tháng 10 năm 2014
Theo Tin tức hàng ngày

16 tháng 10, 2014

                                       Cung kính cẩn cáo cùng các Cụ

Mỗ tôi số vất vả, cuối đời lại mua dây buộc mình, vừa qua đã liên kết với một Cty Tin học trẻ  để cho ra một trang Web mới có tên: "Cùng sáng tạo". ( cungsangtao.vn) .Ấy cũng là cái duyên nợ trời hành  Số là cách nay hơn tháng, một hôm tôi gọi  Cty Tin học ở gần đến sửa máy tại nhà. Rồi mấy bác cháu hàn huyên, dần dần tôi tỏ ý muốn có một diễn đàn để giao lưu chia sẻ với thanh niên những nội dung liên quan đến hoạt động sáng tạo sản phẩm mới, dịch vụ mới mà tôi đã dụng công nghiên cứu từ lâu  với niềm  say sưa ...quá mức  bình thường. Đám thanh niên thích thú hưởng ứng và chỉ một thời gian ngắn sau, họ và tôi đã vượt qua mọi trở ngai,để đi  đến  thỏa thuận hợp tác lâu dài nhằm xây dựng, duy trì và phát triển một trang Web đầu tiên tại VN chỉ bàn chuyên sâu về sáng tạo sản phẩm, không đụng đến chính trị chính em...
   Cuối cùng thì đứa con tinh thần của chúng tôi cũng chào đời vào ngày hôm qua.15/10/2014: Trang Web đã được tung lên mạng với đầy đủ thủ tục pháp lý, với các chương mục ..như thật.
   Vậy là từ nay tôi sẽ bận bịu hơn trước để lo phần nội dung, trước hết là phải trực tiếp  viết hầu hết các bài đầu của từng chương mục.
   Do đó tôi sẽ không thể thường xuyên về làng CuLờ cùng các Cụ hàn huyên, bình loạn , thậm chí chửi bới mấy câu..vô bổ.
  Tuy nhiên, mỗ tôi cũng không vì thế mà làm đơn xin về hưu sớm đồng thời xin nghỉ sinh hoạt Đ như hồi trước . Chỉ xin các cụ cảm thông nếu lâu lâu không thấy thằng cha KVH xuất hiện trong làng.Hơn nữa, mỗ tôi thực sự ước mong được các cụ ghé thăm trang Web"cungsangtao.vn" đặng đóng góp ý kiến quí báu, cung cấp thông tin,viết bài bình luận v.v. , cũng là một cách thiết thực đóng góp chút lực tàn cho đất nước thân yêu.
   Vài lời cáo bạch thô thiển, xin được lượng thứ.
 

28 tháng 9, 2014

     Ý kiến của tổng bí thư về Mặt trận 

            – Nói và Làm


Nguyễn Khắc Mai/ BVN

Hôm nay đọc tin về Đại hội Của Mặt trận, thấy TBT Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu. Tôi chú ý ba điều. 

 

Một là, TBT nói “Mong Mặt trận phản biện sắc sảo, chân tình”. Có thể hiểu rằng lâu nay MT phản biện chưa sắc sảo, chân tình, nay phải nhắc lại. Vì sao MT chưa “sắc sảo và chân tình”?

 Vì như người dân thường lâu nay vẫn cho rằng MT chỉ là “bonsai” của Đảng, của chế độ. Đến mức như nhiều trí thức từng hài hước, Đảng coi trí thức (một thành phần quan trọng của MT, tức là liên minh Công- Nông-Trí) như lọ hoa, đặt trên bàn tiệc rất trân trọng, nhưng khi vào tiệc thì đem cất bình hoa đi cho đỡ vướng! Như vậy ở vấn đề này ít ra là có hai điều phải thay đổi, may ra MT mới có thể phản biện sắc sảo chân tình được. Thứ nhất đảng phải thay dổi quan niệm về mặt trận. Bởi hiện nay lãnh đạo của đảng vẫn rất dị ứng với hình thái xã hội dân sự, đến mức cấm hệ thống dân vận, trong đó có cái MT nói về xã hội dân sự.

 

 Tôi đã chất vấn những người phụ trách dân vận của Đảng, họ nói BCT chưa cho đề cập vấn đề này. Không có hình thái xã hội dân sự thật, thì mọi thiết chế “dân sự” như MT không thể có thực chất, mà không là bông hoa cây cảnh trang trí thì cũng chỉ là hình thức, nữa vời mà thôi. Rất nhiều công, nông, binh, trí thức mấy chục năm qua đã phản biện sắc sảo, chân thành cho đảng cho nhà nước. Số phận họ thế nào anh Trọng chắc đã rõ. Gần đây Phương Uyên, một người trẻ phản biện rất sắc sảo, chân tình về hiểm họa ”Tàu khựa” đã bị bỏ tù, đuổi học.

 

 Chỉ khi nào anh Trọng có một chủ trương thả (chứ không phải là tha)mọi tù nhân lương tâm, chính trị, thì điều ông nói ở MT mới có giá trị khả tín! Thứ hai là phải tổ chức lại các gọi là MT hiện nay. Nên bỏ đi tên gọi “mặt trận”. Tiếng mặt trận trong hình dung của dân là nơi có đầu rơi máu chảy, súng nổ ùng oàng, không phải là nơi điềm tĩnh, ung dung, tự tại, làm chủ, tự do, nói có người nghe, ý kiến được tôn trọng, dù là ý kiến một người, không đại diện cho ai cả, vẫn được trọng thị. Cứ cái cách ứng xử vô văn hóa như hiện nay, thư gởi, kiến nghị đầy tâm huyết của công nông trí thức vẫn bị phớt lờ ăng lê thì thử hỏi cái mong ước có gì là tâm, là trí hay chỉ là thủ đoạn chính trị rất nhàm chán?

 


Bây giờ Đại hội rồi, bên cạnh cái UBTWMT vừa được gọi là hiệp thương cử ra đấy, nên chọn ra ba chục người “Sắc sảo và Chân tình”, mời gọi cho được ba mươi người cũng “Sắc sảo-Chân tình” trong số những người có ý kiến khác, tức là lập trường khác cộng sản như TBT đã nói tại ĐH này, một nữa ở ngoài nước một nữa ở trong nước, bốn mươi người khác mời đại biểu các tôn giáo lớn, và một số nhân sĩ trí thức của đồng bào ít người. Hãy thành lập mộtỦy Ban Liên Minh vì Dân tộc, Dân quyền để bàn cho thực chất những vấn đề cấp thiết và chiến lược của Dân của Nước, cố nhiên của cả đảng CS đang tiếm quyền hiện nay. 

 

Có làm được một Đại Diên Hồng mới cho Việt Nam hôm nay, gở cho ra manh mối những tắc tị, vấn nạn, những hư hỏng cũ kỹ mà buộc Hồ chí Minh cũng phải nói ra trong di chúc, sửa cho được những lỗi lầm của CNXH ảo tưởng, vô minh, của mô hình toàn trị xa lạ với đạo lý và khát vọng của Dân tộc, thoát vượt cho đặng cái thòng lọng xâm lăng và nô dịch giặc Tàu, cái Ủy Ban TW mới của “Mặt Trận” mới chính danh, chính nghĩa vì Dân vì Nước! Đó mới thật sự là những phản biện có ý nghĩa trong tình hình đát nước hôm nay.

 

Tôi viết những dòng này tặng cho UBTWMTTQVN mới.

 

Hà nội ngày thứ hai của Đại hội 27-9-2014

 

N.K.M


 

22 tháng 9, 2014



Bảo thủ không thay đổi là có tội với lịch sử.

Nguyễn Trọng Vĩnh/ Blog Tễu
Kinh tế sa sút gần đến đáy, tụt hậu rất xa so với các nước chung quanh. Tài nguyên phong phú mà dân nghèo, nước yếu, lệ thuộc.

Mọi mặt xã hội xuống cấp nghiêm trọng.


Chưa bao giờ thấy tình hình đất nước đáng lo như hiện nay:
Về kinh tế xã hội: Hàng chục vạn doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản, công nhân nhân viên mất việc, ngân sách thất thu, sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm, người cày mất ruộng, tập đoàn kinh tế nhà nước làm ăn thua lỗ, tham ô, nợ xấu ngân hàng, thất thoát hàng ngàn ngàn tỷ, hàng hóa nước ngoài tràn ngập thị trường chủ yếu từ Trung Quốc, hàng xuất khẩu chủ lực lệ thuộc Trung Quốc về nguyên vật liệu, nhập siêu hàng năm trên dưới 20 tỷ đô la, nợ nước ngoài chồng chất vượt quá GDP, khoáng sản bị đào bới bung bét, rừng bị chặt phá vô tội vạ…Kinh tế sa sút gần đến đáy, tụt hậu rất xa so với các nước chung quanh. Tài nguyên phong phú mà dân nghèo, nước yếu, lệ thuộc.
Mọi mặt xã hội xuống cấp nghiêm trọng.
Về an ninh, quốc phòng: Nhiều điểm xung yếu về quốc phòng đã bán hoặc cho Trung Quốc thuê dài hạn. Họ đã mua được 3, 4 ngàn hecta rừng biên giới, đã đứng chân được trên cao nguyên chiến lược, đã vào “nuôi cá” trong quân cảng Cam Ranh, đương thực hiện dự án khu luyện thép Formosa và cảng Vũng Áng, thực tế là đương xây dựng căn cứ quân sự, họ thuê cảng Cửa Việt cũng đương thực hiện mục đích ấy; từ Kỳ Anh đến chân đèo Ngang, phía Đông đường quốc lộ 1, khoảng 20 km họ xây tường cao và làm gì trong đó không ai biết, mua một đoạn bãi biển Đà Nẵng, xây nhà kín cổng cao tường để làm gì cũng chẳng ai hay. Trung Quốc đã đánh chiếm được cao điểm 1059 trong huyện Vị Xuyên, Hà Giang, ngoài biển, trên cụm bãi đá Gac Ma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta mà họ đánh chiếm năm 1988, họ đương xây thành những đảo nhân tạo và thành căn cứ quân sự có sân bay, đường băng. Hàng vạn người Trung Quốc rải khắp nơi có thể là đội quân thứ 5. Độc lập, chủ quyền của nước ta bị uy hiếp nghiêm trọng.
Thực trạng trên đây nói lên sự quản lý, điều hành yếu kém của người đứng đầu Chính phủ và sự lãnh đạo yếu kém của Ban lãnh đạo Đảng.
Cứ đà này tiếp tục, tình hình sẽ còn bi đát hơn, có thể dẫn đến vỡ nợ và có thể mất độc lập chủ quyền. Điều này có phần do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quá thân Trung Quốc, quá bảo thủ một thứ ý thức hệ không tưởng và quá sợ Trung Quốc đánh, không cho kiện Trung Quốc, không đấu tranh quyết liệt với những hành động xâm lấn và mưu đồ bá chiếm Biển Đông của họ, không muốn làm gì trái ý Trung Quốc, thả lỏng, nên họ muốn gì cũng được.
Trước hiểm họa của đất nước, đảng viên, cán bộ từ dưới lên, những ai còn có lòng yêu nước, còn thấm được ít nhiều tinh thần, khí phách Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, hãy thức tỉnh, dám nghĩ dám làm, dám thay đổi, cùng nhân dân chung tay cứu nước.
Con đường đúng đắn là:
- Đặt Tổ quốc lên trên hết, từ bỏ toàn trị, từ bỏ đường lối sai lầm bảo thủ, tư duy ý thức hệ hão huyền, thực hiện dân chủ với dân, tôn trọng các quyền và lợi ích của dân, gắn bó với dân để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đích thực.
- Vẫn duy trì mối quan hệ bình thường với Trung Quốc và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước nhưng phải phát huy tinh thần độc lập, tự chủ tách ra khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán, kết bạn với tất cả các nước lớn như Nga, Nhật, Ấn, Mỹ…
Tôn trọng trí thức có chân tài, thực học, tâm huyết với sự đổi mới và phát triển đất nước, với các chuyên gia kinh tế giỏi, cùng nhau bàn bạc, tìm ra đường lối, kế sách đúng để tiến lên và bảo vệ vững chắc Độc lập, chủ quyền dân tộc.
Bảo thủ không thay đổi là có tội với lịch sử.
N.T.V.
Theo blog Tễu