Trang

30 tháng 1, 2015

Chuyện hài giảm biên chế

Có một cơ quan to đùng, gọi là Tổng cục "Nhân thể". Từ khi thành lập đến nay, đơn vị ấy chẳng làm được việc gì ra trò ngoài ăn nhậu, nghỉ ngơi và giải quyết các vụ vui vẻ, nhưng biên chế lại phình to với hàng trăm bộ phận khác nhau, cấu tạo và cơ chế hoạt động rất phức tạp rối rắm. Vì vậy cấp trên yêu cầu giảm biên chế càng nhiều càng tốt, không phải chỉ 10% như chỉ đạo. Vậy là một cuộc họp được tổ chức để bàn và quyết định xem ai đi ai ở.
Vì là đơn vị có chức năng nhiệm vụ phụ trách về thân thể con người nên anh “Vụ trưởng mồm” được phát biều trước:
- Tôi xin ngắn gọn thế này: nếu tôi ra đi, không ăn nữa thì các vị cũng đói luôn!
Đến lượt ông Trưởng Phòng phụ trách tay và chân biện luận:
- Thử hỏi ,đơn vị tôi hàng ngày không chạy đôn chạy đáo để vơ vào thì lấy gì cho các vị đem về nhà?
Bà Cục trưởng mắt cười rất tươi:
- Tôi mà nghỉ việc về hưu sớm thì toàn thể cơ quan đi lạc ngay, chả thấy đường đâu! Suốt ngày chỉ mò mẫm định hướng thôi…
Cuối cùng cô em út trưởng bộ phận "nhạy cảm" liền lên tiếng thỏ thẻ:
- Tuy em cũng ra đời cùng thời với các anh các bác nhưng mãi 16 năm sau em mới chính thức được vào biên chế và làm việc thực sự. Từ đó, cả ngày lẫn đêm, iem đã phục vụ nhiều đối tượng khác nhau một cách rất hăng hái, được các anh các bác từ cấp dưới đến cấp trên khen ngợi rối rít, có khi còn rên ư ử. Vậy theo nguyên tắc ai già hơn phải bị giảm biên chế trước, em còn trẻ hơn các bác, còn hoạt động được rất lâu, có khi ngoài 70 vẫn làm việc tốt, nên không thể về hưu sớm.

Bàn nát nước, chẳng cắt được bộ phận nào, cuối cùng đơn vị đành gửi báo cáo lên trên xin giữ nguyên biên chế như cũ. Vậy là tất cả đều vui vẻ, lại rủ nhau đi lĩnh lương và làm lễ tổng kết rất hoành tráng... 


27 tháng 1, 2015

Bài sưu tầm

Long Nhất

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã chỉ ra 10 đặc tính căn bản của người Việt.

Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên phát huy và cái gì nên hạn chế.

Cách đây hai mươi năm, Trung Quốc có sách “Người Trung Quốc Xấu Xí” của tác giả Bá Dương (Bo Yang). Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:


1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.

2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.

3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.

4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.

5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt). [when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs].

6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.

7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].

8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.

9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.

10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc).

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?

23 tháng 1, 2015

Một tý ní nuận!

Mặc dù đã cố không nghĩ ngợi gì về thời cuộc. đặc biệt là những v/đ lý luận đang bí rì rì nhưng rồi cái thẩu của tui hắn không chịu . Vừa qua, nghe ô Tổng Bí và các quân sư nói về cải cách thể chế chính trị, mỗ tôi lại… ngứa đầu, muốn chia xẻ vài điều với các cụ làng ta, bởi tôi luôn cho rằng, để đất nước tiến lên, đã đến lúc chúng ta phải tự thiết kế được một hệ thống lý luận mới mang tính dẫn đường dựa trên những thành tựu trí tuệ của toàn nhân loại trong thờì đại mới. Đã đến lúc không thể chỉ dựa vào những giáo huấn xa vời đã tồn tại hàng trăm năm nay của những nhà nghiên cứu xã hội nước ngoài. Nếu không, mọi cố gắng đều chỉ như người mò mẫm dò đường, mọi hành động đều chắp vá, khi tả khi hữu,đối phó ngắn hạn, tạo ra một xã hội rối rít chụp dựt rất đáng lo ngại.
Thực tế là đã từ lâu, họ chỉ nhấn mạnh một chiều “cải cách thể chế kinh tế” nhưng luôn né tránh công cuộc cải cách thể chế chính trị. Đến Hội nghị vừa rồi, người ta mới đặt v/đ chính thức cải cách thể chế chính trị đi đôi với cải cách thể chế kinh tế nhưng với điều kiện tiên quyết không làm mất chế độ, không làm suy yếu sự lãnh đạo của đảngv.v.Tuy nhiên cũng chưa có luận cứ gì rõ ràng và vững chắc.
Phương pháp tư duy như vậy liệu có đúng với qui luật của phép biện chứng duy vật và thực tế cuộc sống ? Tôi cho là không. Vì mấy lẽ sau đây,xin ngắn gọn vài điều
Một là :
- Thể chế chính trị của QG là một khái niệm triết học bao gồm hệ tư tưởng chỉ đạo,mục đích cao nhất,mục tiêu chiến lược,chủ trương,kế hoạch hành động; chức năng nhiệm vụ quyền hạn của bộ máy lãnh đạo,quản lý đất nước,cơ chế chính sách vận hành bộ máy v.v. Đó chính là những yếu tố cơ bản cấu thành nên cái mà chúng ta gọi là TTKT xã hội. Theo nguyên lý thì HTCS quyết định sự ra đời, suy yếu và diệt vong của TTKT. Ngược lại, TTKT luôn luôn có tác động rất mạnh mẽ lên HTCS. Nó có thể thúc đẩy hoặc làm chậm tốc độ phát triển, thậm chí trở thành vật cản khiến cho HTCS lạc hậu so với những yêu cầu của đất nước trong giai đoạn lịch sử nhất định. Từ đó có thể suy ra : không thể có một thể chế kinh tế tiến bộ khi nó được lãnh đạo, quản lý bởi một thể chế chính trị lạc hậu, thiếu hiệu quả do tham nhũng nặng nề. Như vậy không thể tách rời tiến trình đổi mới về kinh tế mà không muốn đổi mới về chính trị. Đó là tư duy phản khoa học, phi thực tế mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa chủ quan,duy ý chí đã từng tồn tại ở nhiều nước XHCN trước đây, dẫn đến sự sụp đổ không tránh khỏi của chế độ . Chúng ta hãy lấy thí dụ từ nước K. Thể chế chính trị của Ponpot chỉ trong 3 năm đã phá tan tành nền kinh tế của đất nước, còn thể chế hiện nay đã vực dậy đất nước bên bờ diệt chủng và phát triển nhanh chóng,có khả năng vượt lên trước VN… Nếu không thay đổi thể chế chính trị thì làm thế nào K có hôm nay?
Hai là :
Mục đích cao nhất của đổi mới về thể chế chính trị cũng như thể chế kinh tế không phải là “bảo vệ chế độ, bảo vệ sự lãnh đạo của đảng cầm quyền” bằng bất kỳ giá nào. Mục tiêu cuối cùng và cao nhất phải là : vì sự phát triển nhanh chóng và bền vững của đất nước trước những thử thách của hoàn cảnh lịch sử mới.Đặt vđ như vậy mới chính xác. Tuy nhiên cần cụ thể hóa hơn để thấy rõ cách xác định mục tiêu nào là đúng đăn.
- Với quan điểm “Lợi ích Tổ Quốc trên hết”, Cải cách TCCT( Thể chế chính trị ) nhằm dân chủ hóa đất mước ,nhờ đó huy động mọi lực lượng toàn dân tộc vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc , không vì bất kỳ cá nhân,tổ chức chính trị hoặc nhóm lợi ích nào.
- Cải cách TCCT nhằm đem lại quyền lợi chính đáng cho mọi tâng lớp nhân dân, thực hiện hòa bình hòa hợp dân tộc nên không chấp nhận bất kỳ âm mưu và hành động nào gây xung đột xã hội, làm đất nước mất ổn định ,đặc biệt là hoạt động khủng bố ,gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo, vùng miền v.v
- Cải cách TCCT làm triệt tiêu cơ sở chính trị, kinh tế của nhóm lợi ích tồn tại nhờ tham nhũng,cơ hội chui vào bộ máy lãnh đạo quản lý , trên cơ sở đó khôi phục niềm tin của nhân dân đối với đảng cầm quyền.
- Cải cách TCCT để giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc, không bị phụ thuộc vào bất kỳ thế lực bên ngoài nào, tạo ra tiền đề để hội nhập thành công hơn nữa...
- v.v và v.v.
Với những mục tiêu ấy, tại sao lại sợ cải cách TCCT? Và khi buộc phải nói ( chứ chưa làm ) lại đã vội đưa ra những định hướng rất ít thuyết phục, thậm chí còn làm cho người dân nghi ngờ mục đích thật sự của những điều răn đe ấy?
Tóm lại, tôi cho rằng, nếu cứ tư duy lý luận và hành động như kiểu cách hiện nay, không có đột biến gì thì đất nước sẽ vẫn đi lên nhờ sức lực và trí tuệ sáng tạo của nhân dân,nhưng ngày càng tụt hậu là điều khó tránh khỏi.

12 tháng 1, 2015

Mời các cụ đoán mò!

Vậy là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên đối với bộ máy cao nhất thuộc “lỗi hệ thống” đã được tiến hành hôm qua-theo thông báo rất ngắn gọn của HN 10 . Một câu hỏi được đặt ra.

Liệu kết quả bỏ phiếu có được công khai trước toàn dân hay là ..giữ bí mật nội bộ???

Dưới đây xin ghi lại vài ý kiến của mấy cụ bô lão “hay chuyện”( như những đứa trẻ hay chuyện)

Trường hợp công khai.

Nếu thế thì quí quá vì việc của Đ cũng là việc của dân, mọi việc từ to đến nhỏ đều vì nước vì dân, nhất là đánh giá thành tích đạo đức phẩm chất của những cá nhân lãnh đạo lại càng cần được công khai cho dân biết để phân biệt đâu là nô bộc, còn đâu là sâu! Việc ấy sẽ tăng thêm lòng tin của dân đối với Đ.. Nhưng e rằng dân biết thì “nhiều đ/c sẽ bị lộ” vì phiếu thấp quá mức; hậu quả là còn đâu uy tín để làm việc và dạy dỗ người khác?

Trường hợp không công khai’

Như vậy có nghĩa là việc dân việc Đ không liên quan đến nhau; Đ bí mật để giữ uy tín ; nhưng càng giữ thì càng mất uy tín hơn. Thà cứ để tù mù như trước nay còn hơn .Hơn nữa biết đâu cái mồm của lão “Chân dung quyền lực” chẳng la to lên số phiếu chính xác của từng vị? Khi ấy lại phải đính chính, phản biện mệt mỏi.

Bài toán xem ra rất khó giải. Xin mời các cụ Làng ta đưa ra lời giải thử xem !Hi Hi..