Mặc dù đã cố không nghĩ ngợi gì về thời cuộc. đặc biệt là những v/đ lý luận đang bí rì rì nhưng rồi cái thẩu của tui hắn không chịu . Vừa qua, nghe ô Tổng Bí và các quân sư nói về cải cách thể chế chính trị, mỗ tôi lại… ngứa đầu, muốn chia xẻ vài điều với các cụ làng ta, bởi tôi luôn cho rằng, để đất nước tiến lên, đã đến lúc chúng ta phải tự thiết kế được một hệ thống lý luận mới mang tính dẫn đường dựa trên những thành tựu trí tuệ của toàn nhân loại trong thờì đại mới. Đã đến lúc không thể chỉ dựa vào những giáo huấn xa vời đã tồn tại hàng trăm năm nay của những nhà nghiên cứu xã hội nước ngoài. Nếu không, mọi cố gắng đều chỉ như người mò mẫm dò đường, mọi hành động đều chắp vá, khi tả khi hữu,đối phó ngắn hạn, tạo ra một xã hội rối rít chụp dựt rất đáng lo ngại.
Thực tế là đã từ lâu, họ chỉ nhấn mạnh một chiều “cải cách thể chế kinh tế” nhưng luôn né tránh công cuộc cải cách thể chế chính trị. Đến Hội nghị vừa rồi, người ta mới đặt v/đ chính thức cải cách thể chế chính trị đi đôi với cải cách thể chế kinh tế nhưng với điều kiện tiên quyết không làm mất chế độ, không làm suy yếu sự lãnh đạo của đảngv.v.Tuy nhiên cũng chưa có luận cứ gì rõ ràng và vững chắc.
Phương pháp tư duy như vậy liệu có đúng với qui luật của phép biện chứng duy vật và thực tế cuộc sống ? Tôi cho là không. Vì mấy lẽ sau đây,xin ngắn gọn vài điều
Một là :
- Thể chế chính trị của QG là một khái niệm triết học bao gồm hệ tư tưởng chỉ đạo,mục đích cao nhất,mục tiêu chiến lược,chủ trương,kế hoạch hành động; chức năng nhiệm vụ quyền hạn của bộ máy lãnh đạo,quản lý đất nước,cơ chế chính sách vận hành bộ máy v.v. Đó chính là những yếu tố cơ bản cấu thành nên cái mà chúng ta gọi là TTKT xã hội. Theo nguyên lý thì HTCS quyết định sự ra đời, suy yếu và diệt vong của TTKT. Ngược lại, TTKT luôn luôn có tác động rất mạnh mẽ lên HTCS. Nó có thể thúc đẩy hoặc làm chậm tốc độ phát triển, thậm chí trở thành vật cản khiến cho HTCS lạc hậu so với những yêu cầu của đất nước trong giai đoạn lịch sử nhất định. Từ đó có thể suy ra : không thể có một thể chế kinh tế tiến bộ khi nó được lãnh đạo, quản lý bởi một thể chế chính trị lạc hậu, thiếu hiệu quả do tham nhũng nặng nề. Như vậy không thể tách rời tiến trình đổi mới về kinh tế mà không muốn đổi mới về chính trị. Đó là tư duy phản khoa học, phi thực tế mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa chủ quan,duy ý chí đã từng tồn tại ở nhiều nước XHCN trước đây, dẫn đến sự sụp đổ không tránh khỏi của chế độ . Chúng ta hãy lấy thí dụ từ nước K. Thể chế chính trị của Ponpot chỉ trong 3 năm đã phá tan tành nền kinh tế của đất nước, còn thể chế hiện nay đã vực dậy đất nước bên bờ diệt chủng và phát triển nhanh chóng,có khả năng vượt lên trước VN… Nếu không thay đổi thể chế chính trị thì làm thế nào K có hôm nay?
Hai là :
Mục đích cao nhất của đổi mới về thể chế chính trị cũng như thể chế kinh tế không phải là “bảo vệ chế độ, bảo vệ sự lãnh đạo của đảng cầm quyền” bằng bất kỳ giá nào. Mục tiêu cuối cùng và cao nhất phải là : vì sự phát triển nhanh chóng và bền vững của đất nước trước những thử thách của hoàn cảnh lịch sử mới.Đặt vđ như vậy mới chính xác. Tuy nhiên cần cụ thể hóa hơn để thấy rõ cách xác định mục tiêu nào là đúng đăn.
- Với quan điểm “Lợi ích Tổ Quốc trên hết”, Cải cách TCCT( Thể chế chính trị ) nhằm dân chủ hóa đất mước ,nhờ đó huy động mọi lực lượng toàn dân tộc vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc , không vì bất kỳ cá nhân,tổ chức chính trị hoặc nhóm lợi ích nào.
- Cải cách TCCT nhằm đem lại quyền lợi chính đáng cho mọi tâng lớp nhân dân, thực hiện hòa bình hòa hợp dân tộc nên không chấp nhận bất kỳ âm mưu và hành động nào gây xung đột xã hội, làm đất nước mất ổn định ,đặc biệt là hoạt động khủng bố ,gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo, vùng miền v.v
- Cải cách TCCT làm triệt tiêu cơ sở chính trị, kinh tế của nhóm lợi ích tồn tại nhờ tham nhũng,cơ hội chui vào bộ máy lãnh đạo quản lý , trên cơ sở đó khôi phục niềm tin của nhân dân đối với đảng cầm quyền.
- Cải cách TCCT để giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc, không bị phụ thuộc vào bất kỳ thế lực bên ngoài nào, tạo ra tiền đề để hội nhập thành công hơn nữa...
- v.v và v.v.
Với những mục tiêu ấy, tại sao lại sợ cải cách TCCT? Và khi buộc phải nói ( chứ chưa làm ) lại đã vội đưa ra những định hướng rất ít thuyết phục, thậm chí còn làm cho người dân nghi ngờ mục đích thật sự của những điều răn đe ấy?
Tóm lại, tôi cho rằng, nếu cứ tư duy lý luận và hành động như kiểu cách hiện nay, không có đột biến gì thì đất nước sẽ vẫn đi lên nhờ sức lực và trí tuệ sáng tạo của nhân dân,nhưng ngày càng tụt hậu là điều khó tránh khỏi.
Cải cách TCCT không thể chỉ là KHẨU HIỆU, nó chỉ có thể tiến hành và thành công khi TRÊN DƯỚI cùng nhìn nhận sự cũ kỹ, lỗi thời của một thể chế. Hiện nay toàn "DÂN" chưa thấy sự cần thiết cải cách, để đồng lòng cải cách do: số nhỏ do sợ ảnh hưởng quyền lợi,số lớn do "thói quen, mê muội", không thích biến cố,thay đổi...
Trả lờiXóaCÁI GÌ PHẢI ĐẾN, TẤT NÓ SẼ ĐẾN !
Cụ KVH ơi, cái quan trọng nhất trong bài này là cái mà cụ nhấn mạnh " Đó chính là những yếu tố cơ bản cấu thành nên cái mà chúng ta gọi là TTKT xã hội." nhưng chữ TTKT cụ lại viết tắt nên tôi đoán mãi không ra là chữ gì.
Trả lờiXóaTheo tôi hiểu mọi triết lý để xây dựng nên hệ tư tưởng về chính trị và kinh tế có 2 điều quan trọng nhất là : Chủ nghĩa cá nhân là vĩnh hằng và là chi phối mọi tư duy và hoạt động của con người và trong kinh tế thi cạnh tranh là động lực để phát triển. Tiếc thay gần một trăm năm nay chúng ta luôn tránh né điều này, Cho nên chúng ta cứ đi trên mây, cưỡi trên gió, nói những điều giáo điều không theo ý nghĩ của chính mình. Đó là bi kịch lớn nhất.
Vâng, xin lỗi các cụ đã đọc; TTKT ( thượng tâng kiến trúc) và HTCS ( hạ tầng cơ sở ) chính là mấy phạm trù rất quan trọng của triết học ML đấy ạ. Tôi muốn dùng ngay chính cái gậy của mấy ông TS ní nuận để đập lại họ, khiến không ai có thể ghép tôi vào thế lực thùi địch! Mấy luận đề của cụ KG rất quan trọng,rất đáng bàn sâu vì nó đụng chạm đến những chỗ "nhạy cảm nhất " của hệ tư tưởng chính thống. Ai cũng biết, theo lý luận của họ thì sở hữu công cộng là hòn đá tảng của học thuyết ML,ai thừa nhận công hữu hóa là người XHCN, ai đề cao chủ nghĩa cá nhân là đi theo tư bản v.v Nếu từ bỏ quan điểm côt lõi đó thì buộc phải phủ định lý tưởng CS, xóa bỏ nhà nước XHCN , chấm dứt độc quyền lãnh đạo của ĐCS v.v. Dĩ nhiên họ chẳng chịu buông miếng ăn ngon lành đã cầm trên tay đâu, cụ nhỉ?
Trả lờiXóaTôi đang chờ cụ Kyvi viết một bài (thơ, truyện ngắn, kịch,hay tuồng chèo gì đó) về cái khoản "Chính Em" cho nó ướt át, ấm áp một chút để xua đi cái giá lạnh, khô khốc, có phần u ám ...hiện nay.
Trả lờiXóaThế mà, cụ lại nói về"chính Chị". (mà chính "Chị" nhát định là khô hơn chính ...Em) rồi.
Khi đọc có hơi bị đau đầu 1 tí thật, nhưng tôi "đồng thuận cao" với ý kiến của cụ
Vấn đề cụ đặt ra, đến Hội đồng LLTW (mà PGS TS Ng.Đỗ Bảo gọi là Hội đồng "Lú Lẫn" TW), nghe nói đã tiêu tốn vài chục tỷ cho cái "đề tài cấp NN" này mà vẫn còn bí rì rì, thì khó mà diễn giải trong vài dòng.
Đành xin hẹn khi nào cụ rảnh rỗi ta rủ vài cụ, nữa đàm đạo nhé.
Cụ Ba núc nào cũng nuôn chí ní! Tôi cố gắng làm theo "định hướng" của cụ nhưng đôi khi cũng vượt rào xả ra chút ni nuận cho đớ tăng áp. Bởi cứ để mãi cái điều vô lý trong đầu nghĩa là buộc phải sống chung với nó hàng ngày,cảm thấy tức anh ách như bò đá! Mong các cụ cảm thông nha
Trả lờiXóa..."cải cách thể chế chính trị đi đôi với cải cách thể chế kinh tế nhưng với điều kiện tiên quyết không làm mất chế độ, không làm suy yếu sự lãnh đạo của đảng..." Vậy cải cách làm gì anh nhỉ. Cứ như Triều Tiên cho xong, có ngay CNXH và Đảng câm quyền vững chắc!!!
Trả lờiXóaHi, em nói cho đỡ bức xúc ...