Long Nhất
Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã chỉ ra 10 đặc tính căn bản của người Việt.
Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên phát huy và cái gì nên hạn chế.
Cách đây hai mươi năm, Trung Quốc có sách “Người Trung Quốc Xấu Xí” của tác giả Bá Dương (Bo Yang). Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.
Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.
5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt). [when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs].
6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].
8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc).
Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?
Mình chưa có nghiên cứu về người Mỹ anh nhỉ!
Trả lờiXóaBiết vậy rồi làm sao đây để sửa nhưng nhược điểm của người mình ?
Mình thấy về cơ bản Viện nọ nêu khá đúng. Ta cần nghiêm túc "nghiên cứu" để đưa ra kết luận có tính chính xác, khoa học và khách quan về "đặc tính căn bản của người VN". Tốt xấu ra sao. Mình thấy hình như bộ máy tuyên truyền của ta toàn khuyêch trương (thổi phồng) cái hay mà không bao giờ dám nêu cái xấu. Mình chưa thấy có quyển sách nào về "Người xấu việc xấu " cả. Cứ "bệnh thành tích", cứ cho mình là tài giỏi "nhất quả đất", để "tự sướng...", rồi "mình phục mình ghê!" thì làm sao mà sửa được cái xấu, cái sai?.
Trả lờiXóaTình hình này còn lâu mới... "tiến bộ" bằng anh bằng em. Cụ Kyvi ạ.
Cụ Ba sáng suốt! nói trúng những suy nghĩ của tôi khi đọc bài này. Không dám và không muốn nhìn thẳng vào sự thật-đó cũng là một biểu hiện của lỗi hệ thống khiến cho VN ta chậm thoát ra khỏi những hạn chế của quá khứ. Xin hỏi mấy ông "lờ đờ": trong số các vị,ai có thể phản bác lại sự nhìn nhận,đánh giá cuả người Mỹ về những nhược điểm của người Việt,dĩ nhiên trong đó có cả các vị? Lại hỏi tiếp: vì sao cả một hệ thống cơ quan nghiên cứu( thậm chí có cả Viện Hàn Lâm KHXH to đùng ) mà không ra được một bản tóm tắt chính xác đến vậy về một đề tài khoa học rất cần thiết cho đất nước?
Trả lờiXóa