Trang

20 tháng 3, 2015

Xin góp một tiếng nói phản đối

       Vào những ngày này, Hà Nội đang lên cơn sốt ,không phải vì những cô nàng chân dài,những vụ chửi bới ,đánh nhau v.v. màvì những cây xanh quí giá trên nhiều tuyến phố đang bị một số người mang danh Sở nọ Sở kia chặt phá không thương tiếc.
     Tôi ở ngoại thành, thỉnh thoảng vào Thành phố, chứng kiến người ta chặt đi những   “ông” cây trăm tuổi sum xuê xanh mát mà lòng không khỏi đau xót, phẫn nộ.
Nhiều người nước ngoài  đến  nước ta đều có nhận xét   HN thật đẹp, vì có nhiều cây xanh cao tuổi hàng trăm năm,tạo thành một nết riêng rất đáng tự hào.
Hầu hết những cây to trên các đường  Phan Đình Phùng, Lò Đúc,Nguyễn Trãi v.v. đều được trồng từ thời Pháp,phải mất cả thế kỷ mới có được; vậy mà giờ,  đây người ta đang và có ý định chặt bỏ theo một chủ trương rất đáng ngờ của một cơ quan không có quyền làm việc đó.
Ở nhiều nước , việc chặt một cây trồng trong thành phố phải có ý kiến ,cho phép của Chính quyền địa phương cấp cao nhất. Còn ở ta, Sở Xây dựng tự ý chặt hàng nghìn cây giữa thành phố, sao không cơ quan nào  lên tiếng? chỉ khi cây gẫy đổ như chết tức tưởi hàng loạt thì mới có phản ứng từ phía người dân...
   Ở đây có mấy điều cần làm rõ,yêu cầu những người đang chặt cây  trả lời trước công luận:
1.    Cơ quan nào, cá nhân nào chịu trách nhiệm  quản lý cây xanh Thủ đô?Họ có biết hoặc tham gia vào hành động chặt hàng loạt cây vừa qua hay không?
2.    Ai cho phép chặt cây trong nội thành HN? Người đó có quyền làm việc này không ?
3.    Mục đích chặt cây để  làm gì ,có chính đáng hay không?Nếu chỉ để “trồng cây khác “ thì không thuyết phục, chỉ là  ngụy biện nhằm che dấu  động cơ bên trong  của người ra quyết định; người dân không chấp nhận.
4.    Số gỗ đã và sẽ thu hồi được sau khi chặt cây với tư cách là tài sản công (Hàng trăm mét khối ) hiện ở đâu,do ai quản lý,  thuộc về ai? Dùng làm gì? Đã có phương án cụ thể chưa?
5.    Tại sao không sử dụng các phương tiện kỹ thuật để bấng  những cây quí đó đến một địa điểm khác  trồng lại, giữ được những cây to rất có giá trị.( Cần nói thêm, tại Khu đô thị mới ECOPAC, người ta đã thực hiện việc này rất tốt. Họ sang tận Lào mua cây to nhiều người ôm trên rừng rồi dùng máy móc, kỹ thuật nhấc được cây lên , chở về trông lại, đến nay cây đều lên xanh tốt). Vậy sao NN không làm được?
Tóm lại, bằng mọi cách , người dân cần lên tiếng ngăn chặn việc này; chỉ cho phép cơ quan chức năng nhổ, bấng cây to ở những con đường có thể gây cản trở cho phương tiện giao thông , ngoài ra, không được phép hủy diệt bằng cách chặt hàng loạt cây bất kỳ ở chỗ nào.
Đề nghị cơ quan chức năng,Công an vào cuộc điều tra làm rõ; nếu vi phạm phải xử lý nghiêm minh trước pháp luật…

3 nhận xét:

  1. Chuyện chém chặt những cây xanh không đáng chém (trong đó có những cây cổ thụ trăm tuổi mà cụ Kyvi đã gọi bằng một từ rát chuẩn (không cần chỉnh) là các "CỤ CÂY", làm nhiều người dân trong đó có Cụ, nhiều Cụ QL khác và tôi thấy bất bình.
    Tôi có tải về Blog của mình những ý kiến của người khác, thấy như nói hộ mình phần nào rồi.
    Nay có thêm ý kiến của Cụ cũng rất xác đáng. Có điều không biết Lờ Đờ Thành phố sẽ chỉ đạo chặt chém ra sao?.

    Trả lờiXóa
  2. Rất đồng ý với ý kiến của cụ Kyvinhhung . Năm 2003 tôi sang TQ, thăm Tp Nam Ninh lúc đó còn đang xây dựng . Trên một khoảng đất rất rộng dự kiến làm công viên, tôi thấy họ trồng những cây cổ thụ theo quy hoạch rất bài bản. Hỏi thì được biết những cây cổ thụ này được nhập về từ ...Indonexia ! Vậy mà ở ta cưa đi bán lấy gỗ ! Vào túi ai số gỗ này. Chưa hết, cây sẽ trồng mới như lời hứa sẽ do ai cung cấp ? Xin nhớ, các quan lớn ngành Công viên cây xanh Tp đều có chân trong các công ty chuyên cung cấp cây xanh cho Tp đó nghe ! Lòng vòng cuối cùng tiền đểu rơi vào túi họ hết . Thế mới tài !

    Trả lờiXóa
  3. Chính là lòng tham vô độ, sự dốt nát, thấp kém về văn hóa và sự thiếu vắng tình yêu đối với Tổ quốc và Thủ đô đã dấn đến quyết định tội lỗi này.

    Trả lờiXóa