Sau một thời gian P&R rầm rộ ,đến nay TQ đã đạt được những thành công quan trọng trong việc hình thành một định ché tài chính mới tại Châu Á do họ khởi xướng và làm chủ.- AIIB. Đến nay đã có khoảng hơn 30 GQ thông báo sẽ tham gia AIIB..
Để hiểu đúng bản chất của AIIB, có lẽ câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là : Vào thời điểm hiện nay,TQ “sáng chế” ra AIIB nhằm mục đích gì?
Cá nhân tôi cho rằng:
1. Việc BK chủ động đưa ra sáng kiến thành lập AIIB là một trong những bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa cái gọi là “giấc mơ Trung Hoa” với tham vọng biến TQ thành một siêu cường hàng đầu thế giới, có vai trò ngày càng quan trọng trong các mối quan hệ toàn cầu. Với số tiền hào phóng sẵn sàng cho vay,đầu tư trong AIIB, TQ muốn cải thiện vị thế của mình,vẽ lại bộ mặt đã bị vấy bẩn trên khắp thế giới trong những thập kỷ qua, đặc biệt là ở BĐ. Rõ ràng với AIIB, TQ đang đưa ra một “củ cà rốt” thật to để nhử mồi các nước nhỏ, hy vọng “thằng mà không cần chiến”,trước hết nhằm vào các QG quanh BĐ, trong đó có VN.
Về thực chất,họ nuôi tham vọng tập họp lực lượng cạnh tranh với Quĩ tiền tệ Q tế IMF, Ngân hàng thế giới WB của Mỹ và đặc biệt là Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB do Nhật nắm giữ.
2 .Đây là một cú phản đòn của TQ trước nguy cơ Hiệp định TPP sắp được ký kết( cuối năm nay hoặc đầu năm sau); Theo đó, các nước xuyên TBD từ Đông sang Tây sẽ tập họp nhau lại trong một Tổ chức thương mại tự do rất rộng lớn do Mỹ thành lập mà TQ không được phép tham gia..
TPP sẽ liên kết kinh tế đến 12 nước với dân số 750 triệu người,Tổng GDP 25-29 ngàn tỷ đôla. Ai cũng thấy rõ, HK đã dành cho TPP sự chú ý đặc biệt đến mức nào. Vừa qua,Ô. Ashton Carter- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh TPP là một trong những phần quan trọng nhất trong nỗ lực của chính quyền để chuyển sự chú ý nhiều hơn đến châu Á-Thái Bình Dương, sau hơn một thập kỷ tập trung vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Ông cho biết TPP quan trọng đối với ông giống như một tàu sân bay mới.
Khi đi vào hoạt động, TPP sẽ làm sâu sắc hơn những mối quan hệ Kinh tế-Thương mại-KHCN-Đầu tư và tự do hàng hải giữa các nước thành viên, nhờ đó làm giảm mức độ phụ thuộc vào BK về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, phụ kiện v.v.Đồng thời các nước trong TPP sẽ coi Biển Đông là con đường giao thông huyết mạch của họ nên tất yếu sẽ không thể chấp nhận “cái lưỡi bò” của TQ. Hơn nữa, như lịch sử đã chứng minh, khi lợi ích kinh tế của một số QG đã gắn bó chặt chẽ với nhau thì lợi ích an ninh, QF cũng sẽ từng bước được tăng cường, không có cách nào ngăn cản được. Hiển nhiên đó là điều TQ không hề mong muốn.Họ không thể phá được TPP nên phải tìm lối thoát bằng cách lôi kéo một số nước vào cài rọ AIIB nhằm tạo thế cân bằng quyền lực với đối thủ cạnh tranh..
3. TQ đã rất khôn ngoan đề xướng lập Ngân hàng chung với một số nước , chứ không đi vào lĩnh vực hợp tác thương mại,đầu tư cụ thể nào. Bởi lẽ, ai cũng biết để phát triển sản xuất kinh doanh tất yếu phải có vốn. Trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều nước đang thiếu vốn, nợ xấu lên đến 50-60 % GDP,thâm hụt ngân sách, bội chi v.v.trong khi TQ lại đang đứng trước nguy cơ ..thừa ngoại tệ ( theo số liệu công bố thì dự trữ ngoại hối của họ đã lên đến gần 4 ngàn tỷ đôla). Như vậy TQ đã lấy chỗ mạnh của mình để chọi lại chỗ yếu của người khác, theo đúng binh pháp Tôn Tử.Khi đó, họ luôn chiếm thế thượng phong, bảo gì, người yếu hơn, nghèo hơn trong cái “ao nhà” của họ buộc phải nghe,kể cả khi không cần dành quyền phủ quyết.
Chính vì lẽ đó, họ đề ra nguyên tắc TQ phải nắm giữ 50 % tổng vốn cổ phần,do đó sẽ luôn có tiếng nói quyết đinh trong mọi v/đ! Chẳng hạn khi ai đó đã được vay số tiền lớn, lãi suất ưu đãi, thời hạn lâu, ân hạn dài v.v.thì bên đi vay buộc phải cho họ đấu thầu với giá rẻ,mua máy móc thiết bị của chủ nợ, đó chính là dịp để TQ tiêu thụ sản phẩm, kể cả loại công nghệ đã lạc hậu. Hàng loạt nhà máy xi măng lò đứng của TQ ở VN những năm trước đây là bài học khó quên.
4. Nhưng đó chưa phải là điều quan trọng nhất. TQ lập ngân hàng chỉ để xây dựng hạ tầng cho Châu Á mà thôi, không làm việc gì khác. Tại sao như vây? Về danh nghĩa, HTCS luôn phải đi trước một bước ở mọi QG đang phát triển; đầu tư vào đó là trúng ý đối phương, dễ được lòng dân, dễ kể công,dễ thu phục tay chân v.v. Nhưng về thực chất, TQ âm mưu dùng tiền đầu tư HTCS để dễ dàng thâm nhập vào lãnh địa các nước Châu Á,nắm lấy các yết hầu giao thông, đưa người sang lao động đồng thời là đội quân thứ 5 chui sâu leo cao, ẩn mình chờ thời, khi cần sẽ động thủ, trước hết là những nước như VN. Thực tế ở Vũng Áng,Tân Rai, v.v. là những sự thật minh chứng cho điều đó.
5 Đối sách của VN
- Trước hết, gạt sang một bên mọi lời nói về hệ tư tưởng,những cử chỉ, nụ cười, những chuyến thăm cấp cao liên tục,, sự đón tiếp trọng thị, ồn ào v.v.chúng ta cần nhận rõ mục đích nham hiểm của siêu cường đang trỗi dậy khi họ bỏ cả đống tiền để mua sự mất cảnh giác của các nước nhỏ,nghèo đang cần tiền để phát triển HTCS ;Trong đó VN có thể là mục tiêu nhắm tới trước tiên. Có một nguyên tắc trong KTTT” không ai cho không ai cái gì”. Về lâu dài,TQ không bao giờ thực lòng muốn giúp để VN mạnh lên, đó là sự thật đã được lịch sử chứng minh từ lâu. Như vậy AIIB về bản chất là chiếc bẫy tiền không dễ thoát ra một khi đã mắc vào.
- Hiện chúng ta đã có quan hệ mật thiết với WB, ADBv.v.chính nhờ những định chế tài chính đó, VN mới đạt được những thành tựu kinh tế nhất định như vừa qua. Nay nếu có thêm AIIB, có lẽ ta vẫn nên tương kế tựu kế, tham gia có điều kiện để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thực tế chứng tỏ, tiền thì không thiếu, vấn đề là sử dụng tiền có hiệu quả không mà thôi.
- Bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần hết sức chặt chẽ, không để bị lợi dụng và phải được công khai minh bạch trước nhân dân , đặc biệt là những điều kiện ràng buộc đi kèm.Dứt khoát từ chối những khoản vay, đầu tư v.v.trong đó ép ta để trúng thầu xây dựng, chấp nhận đưa lao động TQ tràn sang làm việc,ép phải cho thuê ,mua đất, rừng, các công trình trọng điểm QG tại những địa bàn có ý nghĩa chiến lược về KT-QFv.v..
Dù còn lâu AIIB mới đi vào hoạt động nhưng nhận rõ thực chất v/đ và có đối sách đúng ngay từ đầu sẽ không bao giờ thừa.
Một bài viết rất hay và sâu sắc về một sự kiện có ý nghĩa chiến lược cần được quan tâm để có đối sách phù hợp. Và hãy nhớ một nguyên tắc bất di bất dịch : " ... trong KTTT” không ai cho không ai cái gì”.
Trả lờiXóaMột bài phân tích hay và rất cập nhật.
Trả lờiXóaPhải công nhận đầu óc kinh doanh của người Tầu hơn hẳn ta .Mình có thắc mắc : Nếu ngân hàng này chỉ để phát triển cơ sở hạ tầng cho các nước châu Á ,tại sao Anh ,Đức,Pháp .........cũng sốt sắng tham gia ,trong khi Mĩ không muốn điều này ?
Trả lờiXóaTôi rất nể phục các bài viết "chính luận" của Cụ, rất công phu. Về AIIB cụ đã nêu ý kiến.
Trả lờiXóa"Nhân thể", tôi muốn được nghe Cụ "nhận xét", "bình loạn" về chuyến đi của ông Tổng sang Tầu vừa diễn ra.
Tôi đã nghe "Thông cáo chung" và xem TV, thì thấy nét mặt cụ Tồng và thành viên không "căng" và "héo" như trước. Cụ có thấy thế không?. (Điều đó có nói lên điều gì, hay chỉ là ... "diễn" ?.)
Cảm ơn Cụ trước.
Xin có ý kiến! Tôi nghĩ có thể có mấy lý trấu sau đây khiến nhiều nước Châu Au, Trung Đông ( như UAE) tỏ ra hăng hái tham gia AIIB. Thứ nhất: họ ngửi thấy mùi lợi ích. Châu Á, ĐNÁ nói riêng đang và sẽ là khu vực phát triển nhanh và năng động nhất thế giới, trong khi hạ tầng cơ sở còn rất yếu, nhất là tiểu vùng sông Mêkông,Mianma,ngay cả Phi, Inđô cũng chưa thật sự hiện đại. Thị trường này còn phải cần đến 80 ngàn tỷ đô nữa cho HTCS. Nghĩa là "cầu" đang có, nên cần phải "cung" để kiếm lời( Qui luật cung cầu của KTTT). Thứ hai. Các nước Châu Âu không có những mâu thuẫn mang tính đối kháng với TQ( nhiều nước được Ba Tầu cho vay rất hào phóng) Hơn nữa, họ cũng không muốn đứng ngoài nhìn để cho TQ xơi hết miếng ngon. Thứ ba, trong cuộc xung đột ở U, châu Âu theo Mỹ chẳng được lợi bao nhiêu; ngược lại còn bị thiệt hại do cấm vận Nga.Lợi ích chung HK và Châu Âu đã phần nào bị phân hóa; khiến Châu Âu muốn độc lập với Mỹ hơn để tự cứu lấy mình...Phải thế chăng?
Trả lờiXóaCòn về chuyến đi của Ô. Tổng sang Tầu thì mỗ chỉ dám nói ngắn như vầy.
- Lúc đầu, ta thông báo đi HK trước, phía TQ hơi lo nên phải mời gấp và cấm luôn báo chí dư luận chửi bới nói xầu VN. Vậy nhìn tổng thể, trong phi vụ làm ăn này, TQ không ở thế mạnh. Họ phải giả vờ thân thiết, cười đểu, ôm hôn thắm thiết để giữ VN trong vòng tay, không để ngả sang phía đối tác toàn diện HK!.Nói cách khác,trong hiệp đấu này, lợi thế đang ở phía đội bóng VN. Vì vậy,mấy vị cũng nhân dịp này làm cao chút đỉnh trong tư thế đu dây, cân bằng ảnh hưởng của hai siêu cường. Với TQ, ta có ý nhắn nhủ: nếu ông anh làm quá,iem sẽ đi với ..người khác. Với HK, cuộc đi thăm lại là một lời cảnh báo: anh không cho tôi vào TPP, không đầu tư mạnh ,không dỡ bỏ cấm vận vũ khív.v. thì lão Ba Tầu sẽ nhẩy vào ngay ,đừng chậm chân mà hỏng việc. Tóm lại nếu đúng BCT chỉ đạo như vậy thì chuyến đi được cho là thành công và mọi thứ đều là ..diễn. Chỉ sợ,Ông ý thuộc nòng ní nuận quá, coi trọng ý thức hệ hơn lợi ích dân tộc, nên "rất chân thành" với các " đồng chí Bành trướng".thì lại đáng lo thay! Vài lời trực ngôn thô thiển,mong thông cảm.
Em nể phục anh...anh nắm các vấn đề "thời sự đỉnh cao" và phân tích rất chắc...
Trả lờiXóaCám ơn các bạn đa chịu khó đọc .Bài này mình viết hơi "nghiêm văn chỉnh" và đã gửi cho Ô. Y để họ tham khảo và đi sâu thêm ..Chả có gì phải sợ. Nếu có mần răng, chắc sẽ có người đưa cơm...
Trả lờiXóa