Tiếp tục bài 1 về chuyên đề “gợi ra để suy ngẫm", hôm nay mỗ xin nêu lên một khía cạnh mới của định đề chắc như đinh đóng cột từ lâu, đến nỗi thành thuộc lòng “VN đang xây dựng CNXH”.
Có mấy cái lý sau đây khiến cả một chủ trương đường lối vốn cực kỳ quan trọng trong cuộc sống chúng ta bỗng trở nên ... vô lý.
1. Như bài trước đã nêu, CNXH trước hết là một hệ thống lý thuyết về quá trình phát triển của xã hội loài người; Vậy, nói “xây dựng CNXH" cũng có nghĩa là xây dựng một mớ lý thuyết trên sách vở. Điều này vô lý.
Có người lại cho rằng CNXH là một thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa v.v... tiên tiến nhất thời đại; vì thế xây dựng CNXH cũng đồng nghĩa với xây dựng thể chế ấy và được coi là mục tiêu cao nhất của những người CS VN (xây dựng thành công CNXH).
Điều này cũng vô lý nốt.
Bởi lẽ, một thể chế chính trị-kinh tế bất kỳ v.v... về bản chất chỉ là một mô hình phát triển, một phương thức tổ chức đời sống cộng đồng dân tộc và những biện pháp thực hiện nhằm đi đến mục tiêu tối cao, lâu dài hơn là xây dựng đât nước văn minh tiến bộ, phát triển phồn vinh hạnh phúc v.v... Nói cách khác, CNXH không phải là mục đích cuối cùng của chúng ta, chỉ là con đường đi đến mục đích cao hơn đẹp hơn, lấu bền hơn như nói trên. Lâu nay, chúng ta đã phạm phải sự ngộ nhận chết người: lấy biện pháp thay mục tiêu, lấy con đường thay đích đến, do đó luôn đề cao biện pháp ngắn hạn, làm lu mờ mục tiêu dài hạn. Một số biểu hiện của tình trạng trên là: Coi trọng thể chế chính trị hơn lợi ích quốc gia, coi hệ tư tưởng quan trọng hơn lợi ích dân tộc, coi đảng quan trọng hơn Tổ quốc, coi “bảo vệ đảng” quan trọng hơn bảo vệ dân, trọng Chính quyền hơn quần chúng, trọng tập trung, trấn áp hơn mở rộng dân chủ, trọng thành tích hào nhoáng hơn hiệu quả thực tế, sợ cấp trên hơn sợ sự thật, coi trọng lý luận có sẵn hơn học tập các nước trên thế giới để sáng tạo cái mới v.v.
2. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Nếu chúng ta thực sự cầu thị, nhìn lại ngọn nguồn của lý luận về CNXH được du nhập vào VN, chúng ta sẽ thấy thêm nhiều sự thật khiến ta có cảm giác như đang ... mộng du - đi trong mơ!...
Mỗ tôi không dám làm phiền các quí cụ bằng những trích dẫn dông dài, chỉ xin gạch đầu dòng mấy ý tóm lược như sau:
- Theo Mác và đặc biệt là Ănghen thời kỳ cuối, CNXH không thể ra đời bằng cưỡng bức ở các nước lạc hậu mà phải chuyển hóa dần từng bước ở những nước tư bản đã phát triển với trình độ rất cao về mọi mặt. (td Đức, Anh). V.Lênin phủ định tư tưởng đó, cho rằng nước Nga (nửa PK, nông nô, nửa tư bản) và nhiều nước lạc hậu khác (như Mông cổ du mục) vẫn có thể "bỏ qua" giai đoạn phát triển TBCN để “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc” lên CNXH. LX ra đời để chứng minh cho luận điểm đó. Nhưng sau 70 năm thí nghiệm trên lưng nhân dân, mô hình CNXH ở LX, Đông Âu sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của lý thuyết “bỏ qua”...
- Những lý tưởng cao đẹp của CNXH rất phù hợp với nguyện vọng độc lập tự do của dân tộc VN nên đã được các nhà CM nước ta tiếp thu để đấu tranh giành độc lập tự do; nhưng toàn bộ hệ thống lý luận về CNXH ở VN sau này thật ra lại không bắt nguồn từ những tư tưởng lớn của C.Mác, Ănghen mà từ ... Stalin. Vào những năm 30 TK trước, ĐCS LX đã tập hợp hàng nghìn nhà khoa học, nhà lý luận v.v... để viết lại học thuyết Mác dưới sự chi phối của CN Lênin và chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, sùng bái cá nhân thô bạo của Stalin, trong đó nhấn mạnh một chiều chuyên chính vô sản, NN xô viết, tập trung quan liêu bao cấp, đề cao kinh tế QD, tập thể v.v... Thực tế chứng minh mô hình đó đã thất bại do không phù hợp với qui luật khách quan của cuộc sống... Như vậy một hệ thống lý luận sai lầm của người “anh cả“ đã được truyền thụ trung thành đến từng câu chữ cho “người em” VN thì tại sao lại biến thành mục tiêu cao nhất của dân tộc ta?
Sau khi LX và Hệ thống XHCN tan rã, chúng ta đã kịp thời đổi mới, tìm ra những giải pháp tạm thời thoát khỏi sụp đổ nhưng con đường phía trước xây dựng CNXH vô cùng tù mù, đầy mâu thuẫn, khó hình dung (td nền KTTT định hướng XHCN là gì) v.v... Ấy vậy nhưng chúng ta vẫn cứ dựa vào hệ thống lý luận cũ kỹ đó để ... đi mãi trên con đường vạn dặm mịt mù với đầy ảo ảnh sáng láng trong đầu. Đó không phải là ... mộng du sao?
Trong lúc các nhà Lú Lẫn ( Lý Luận ) VN cứ phát mãi cái đĩa ( nhặt được từ thế kỷ trước ) có tên " Xây dựng XHCN" thì TQ người ta đã chuyển đổi từ chỉ coi trọng về mô hình chế độ sang coi trọng giá trị. đúng là lâu nay các lý luận gia của đảng CSVN đã xem CNXH là một chế độ xã hội dường như có mô hình cố định bất biến . Dù thực tế có thay đổi, phát triển như thế nào cũng không thể làm thay đổi mô hình đó, nếu không sẽ bị coi là đi ngược lại CNXH. Không ai khác chính Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lý luận về bản chất của CNXH, tức là “giải phóng lực lượng sản xuất, xóa bỏ bóc lột, xóa bỏ phân hóa giai cấp, cuối cùng đạt được cùng giàu có”.
Trả lờiXóaNăm 2002, Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng toàn diện xã hội khá giả, lần đầu tiên đưa ra chủ trương làm cho xã hội hài hoà hơn”.
Năm 2005, Hồ Cẩm Đào đã chính thức trình bày một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc xây dựng xã hội hài hoà XHCN ở Trung Quốc, Ông chỉ rõ: “Xã hội hài hoà XHCN mà chúng ta muốn xây dựng phải là xã hội dân chủ pháp trị, công bằng chính nghĩa, ái hữu, tin tưởng, tràn đầy sức sống, ổn định có trật tự, con người sống hài hoà với thiên nhiên”. Chả còn thấy họ nhắc đến CNXH chung chung với các lý luận của Mác- Lenin mà ngay đến ảnh của 2 ông này cũng biến khỏi lễ đài các đại hội đảng CS !
Phải nói rằng trong khi người CSTQ có sự chuyển biến về mặt lý luận thì các cụ khốt CSVN vẫn cứ "như người mộng du" như cụ KyVinhHung nói là có cơ sở ! ( Còm này đã được post sau bài Số 1 của cụ. Nay chuyển sang đây, xin cụ xóa giúp tôi bên kia . Cảm ơn !)
Rất mừng vì được Cụ đồng tình chia sẻ và bổ sung những dẫn chứng, phân tích đầy thuyết phục.Tôi sẽ cố gắng dán lên đình làng mấy bài nữa để làm một phép thử xem các vị "gà sống thiến sót trong cái chuồng hội đồng lú lẫn " phản ứng ra sao.( sẽ tìm cách gửi cho một vài người quen) Chúc cụ luôn khỏe và ..tỉnh!
Trả lờiXóaCụ Hồ đã làm việc ở Pháp ,ANH , MỸ ....Cụ biết nền dân chủ tư sản ,biết xã hội tự do -cụ có thể ra báo chống đối ....Cụ sang Nga đúng thời kì STALIN trấn áp những người đòi tự do , thế mà cụ vẫn chọn cho mình con đường đi sai lầm rồi dẫn đất nước sau này như vậy .Có thể cụ biết nhưng không đủ khả năng lèo lái cả tập thể ngu muội .Hoan hô nhà lí luận hội ta KVH đã nêu vấn đề .Tôi biết có những cha đi lính về là đảng viên được chọn đi bổ túc môn tiết học M L ,lịch sừ đảng rồi họ cùng bầu chọn nhau vào hội đồng lí luận sau khi à uôm có bằng tiến sĩ- bọn này chỉ lí luận cùn ,tự khẳng định cái mà họ tung hô .
Trả lờiXóaCám ơn Cụ VDK đã hoan hô!. Nhân ý kiến của Cụ,tôi nghĩ thế này,có thể chưa chuẩn nhưng cứ mạnh dạn trao đổi với cả làng . Về đời hoạt động của Cụ Hồ, có lẽ nên chia thành ba giai đoạn chủ yếu.GĐ đầu, từ khi sang phương Tây đến CMT8,cơ bản Cụ là nhà yêu nước theo đường lối độc lập dân tộc, chọn mô hình tự do dân chủ v.v. Ngay khi học ở LX ,Cụ đã có những phát biểu, hành động thế nào đó khiến Stalin trừng phạt bắt ngồi chơi xơi nước suốt 8 năm ( 1930-1938), không cho làm gì, không có chức tước gì. Đề nghị mãi mới được về nước hoạt động,qua đường Thái Lan nhưng Cụ đã gần như phải trốn chạy, thay đổi phương tiện liên tục ( có lúc phải bỏ tàu hỏa cưỡi lạc đà) để khỏi bị truy sát.CMT8 và thời ký đầu kháng chiến chống Pháp, tôi thấy cụ vẫn làm chủ tình hình và thi hành chính sách thực lòng đoàn kết dân tộc nên mới được các chí sĩ, trí thức yêu nước đi theo ủng hộ hết lòng, kể cả Bảo Đại, Phan KếToại v.v.Giai đoạn hai ,có lẽ bắt đầu từ sau chiến dịch biên giới khi TQ rồi LX can dự vào cuộc chiến. Bên ngoài họ ép cụ, bên trong bị cô lập dần bởi mấy ông lý luận theo ..Stalin nên cụ mất dần quyền lực, buộc phải làm CCRĐ dù trong lòng không hẳn muốn.Giai đoạn ba ,từ sau Kc chống Pháp,Cụ Hồ bị tác động của cái gọi là phong trào CMVS trên toàn thế giới, gió Đông gió Tây của MTĐ,đặc biệt sau hội nghị các đảng CS, công nhân quốc tế năm 1960 v.v. Hơn nữa lại bị tập đoàn LD lấy bớt quyền hành, đưa ra luận thuyết đòi hỏi "chuyển từ giác ngộ dân tộc sang giác ngộ giai cấp triệt để "v.v. nên cụ đành bó tay im lặng nhìn họ làm, có lúc cũng hưởng ứng theo như: Nhân văn giai phẩm, đánh tư sản, quốc hữu hóa v.v.. Theo tôi đây là thời kỳ bi kịch nhất của đời Cụ. Có lẽ cụ buồn chán đến mức buông xuôi để ra đi cho nhẹ nợ đời! Bởi vậy tôi cho rằng mặc dù có đúng có sai, có thể có đòi hỏi tình cảm ,sinh lý chút đỉnh nhưng Cụ Hồ vẫn là nhà yêu nước thương dân chân chính xưa nay hiếm,suốt đời cống hiến cho Tổ quốc VN, không màng danh lợi, hưởng thụ,vơ vét của nả, ăn chơi trác táng như đám lđ hiện nay Trí tuệ siêu việt, tấm lòng son sắt vì nước vì dân, công lao lớn trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc , bảo vệ Tổ quốc, cuộc đời giản dị , hy sinh vì nghĩa lớn v.v.tất cả đã làm nên một Cụ Hồ vĩ đại, không ai có thể phủ nhận.
Trả lờiXóa