Trang

14 tháng 3, 2015

Hãy giải thích dùm

Trong hàng trăm tin tức giật gân về học sinh đánh nhau, đám cưới ca sĩ, ảnh nuy, người tự tử, chiếc hôn dậy sóng v.v... cách đây mấy ngày, mỗ tôi bỗng đọc được một tin hết sức đặc biệt : người thanh niên Phạm Gia Vinh sinh năm 1982, đã chế tạo thành công một phi thuyền bay vào không trung ở độ cao cận vũ trụ (23 km); sắp tới sẽ nâng độ cao lên 30 km. (Xin đọc VTC New ngày 9/3).
Dẫu chẳng phải nhà khoa học nhưng mỗ vẫn cảm nhận được ý nghĩa tầm quan trọng vô cùng lớn của thành công này. Về khía cạnh kỹ thuật, công nghệ, xin dành cho các bậc GS, TS làng ta phân tích đánh giá. Mỗ chỉ xin lạm bàn vài khía cạnh sau đây.
Về lĩnh vực Quốc phòng, hiện mới chỉ có 5 nước chế tạo được thiết bị vượt qua tầng khí quyển (30 km).
Mọi người đều biết, với sự phát triển vũ bão của KHCN, khoảng không vũ trụ đã và đang trở thành bãi chiến trường của các QG hùng mạnh. Có thể nói, trong chiến tranh hiện đại, ai làm chủ được không gian với độ cao lớn, người đó chiếm được thế thượng phong. Những loại vũ khí hủy diệt bay quanh trái đất ở độ cao không tên lửa nào với tới, có thể lao xuống lãnh thổ bất kỳ kẻ địch nào, tốc độ   (V) gấp 3 - 4 lần V âm thanh, những thiết bị chụp ảnh ghi hình, theo dõi mặt đất chính xác đến 10 cm (như thiết bị của anh Vinh) v.v... chẳng lẽ không làm cho những cái đầu nóng muốn ăn thịt lưỡi bò phải cẩn trọng sao?
Về năng lực sáng tạo của người Việt, qua kỳ tích này càng rất đáng tự hào. Vâng, một cá nhân , một công ty tư nhân không có đầu tư của NN đã sản xuất thành công và đưa lên vũ trụ một sản phẩm mới – phi thuyền mới - có nhiều ưu điểm không thua kém các nước tiên tiến. Thậm chí có những công nghệ còn vượt lên như khả năng thu hồi thiết bị bằng điều khiển từ xa rất hiện đại, chính xác, an toàn v.v.
Lại nhớ đến những chiếc tầu ngầm mini do Ô Phan Bội Trân chế tạo, máy bay trực thăng do nông dân tự chế, xe thiết giáp do cha con ông Hòa cải tiến v.v...Như vậy, cả dưới nước sâu, trên mặt đất, cả bầu trời gần đến vũ trụ xa, người Việt ta đều đã chinh phục được! Và còn bao nhiêu thứ khác nữa…
Vậy mà, sự thật đó chẳng đáng để báo chí, dư luận XH quan tâm sao?.. Mỗ cứ hy vọng đài báo, hội họp, đình đám phải lăng xê mạnh hơn nữa những "việc tử tế" này, nhưng sao thấy im ắng quá! Mấy ngày rồi, niềm tự hào chân chính thời nay của dân Việt như nói trên cứ bị chìm lấp đi dưới những khối bê tông đồ sộ về chuyện tranh nhau chức quyền ở lễ hội, về hồi ức chiến tranh, những vụ xicangđan nghệ sĩ, về năng lực “mây mưa" của mấy ông hoàng Trung Hoa v.v... Thật không hiểu được.
Đặc biệt là cách hành xử kỳ lạ của chính bộ máy chức quyền đối với những sáng tạo nhân dân nói trên. Vì sao, tất cả các sáng chế với đầy bí mật mang tính Quốc gia lại cứ phải sang thử nghiệm và ứng dụng ở nước ngoài, để rồi lộ ra cho kẻ khác biết? Xe thiết giáp phải sang CPC, tầu lặn buộc phải bán cho Malai, và phi thuyền vũ trụ đành sang Singapor mới bay lên được!

Một câu hỏi rất cần đặt ra nhưng ngay cả QH cũng không ai đụng chạm đến. Càng nghĩ càng thấy mịt mù, lơ mơ quá. Đành xin một lời cảm thán : Than ôi! Và mong được các cụ giải mã...

6 nhận xét:

  1. Tôi biết Cụ hết lòng cổ vũ, ủng hộ cho 'sự SÁNG TẠO' bằng tấm lòng và những việc làm cụ thể với sức lực và hiểu biết của mình. Tôi thực sự đồng tình và nể phục.
    Nhưng,(lại bắt buộc phải..."NHƯNG"), xin Cụ nhớ cho rằng: Ngày nay các "quan to' - quan tham", không có "cha nào" thực sự quan tâm đến "Sáng tạo" đâu. Họ đang rất quan tâm và dốc hết sức cho những cái... ( như cụ nói ở trên), để mưu cầu lợi lộc cho mình.
    Cụ Kyvi thân mến ơi!. Tôi thực sự ngạc nhiên khi đọc những dòng này của Cụ.:
    ".Mỗ cứ hy vọng đài báo, hội họp, đình đám phải lăng xê mạnh hơn nữa những "việc tử tế" này,..." (về chế tạo phi thuyền của anh PG.Vinh. / 3B).
    Thế ra đến giờ này mà "Kyvi tên sinh"vẫn còn... HY VONG?!.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh17:37 14/3/15

    Tôi đã đọc tin này, rât, rất vui mừng ..(nếu tin chuẩn). Linh cảm của tôi là chuẩn trên 90%. Tôi cũng có biết tên anh chàng này từ trước và lĩnh vực này cũng không xa lạ với chúng tôi, nên tôi hiểu nó khó khăn như thế nào. Làm được như vậy quả là rất tuyệt, mặc dù anh Vinh cũng đã đính chính là hợp tác với nước ngoài chứ không phải chỉ của Việt Nam, nhưng về chuyên môn, nếu hợp tác ngang ngửa với nước ngoài cũng đã khá lăm rồi.
    Chuyện các nhà chức trách VN ứng xử từ trước đến nay với tài năng sáng tạo như thế nào, có lẽ nên quên đi, đừng bao giờ hy vọng mà làm mất hứng thú khám phá sáng tạo của tuổi trẻ. Tôi đã có kinh nghiệm bản thân , nên luôn luôn nói với lớp trẻ là việc mình mình làm, mình làm cho mình, cho dân tộc nữa, còn ai ngăn trở thì ta nên đi vòng mà tránh , đừng để ý , bực mình làm mất thì giờ quý giá của chúng ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh16:18 20/3/15

      Tôi có hỏi ý kiến một số chuyên gia tin cậy và có biết chuyện này thì đa số nói rằng thông tin của bài viết này không chuẩn. Tôi cũng thấy băn khoăn, có lẽ mình nhầm chăng ? Tôi không biết thật sự ra sao, cứ viết lên đây thông tin đó để các Cụ tham khảo

      Xóa
  3. CHUYỆN LẠ CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM!!!

    Trả lờiXóa
  4. Việt nam ta có nhiều người giỏi. Nhưng họ phải có đội hình cùng làm việc chung. Môi trường KH của ta yếu quá. Người giỏi ra nước ngoài vì....không được dùng và không được quan tâm. Biết khi nào các vị LĐ mới thức tỉnh?

    Trả lờiXóa
  5. kyvinhhung19:55 17/3/15

    Tôi cho rằng, lịch sử loài người không phải là LS đấu tranh giai câp mà là một quá trinh sáng tạo không ngừng nghỉ của con người để tồn tại và lên tục phát triển. Do đó, một thể chế chính trị, hoặc mô hình kinh tế bất kỳ của QG nào chỉ có thể được coi là tiến bộ, tốt đẹp nếu nó khuyến khích và tạo điều thuận lợi nhất cho hoạt động sáng tạo của mọi người dân- không phân biệt giàu nghèo, bằng cấp, trịnh độ,NN hay tư nhân v.v.
    Nếu theo tiêu chí đó, VN đang đứng ở đâu trong thang bậc "tiến bộ" hoặc "lạc hậu" trên con đường tiến hóa của toàn nhân loại?
    Về giải pháp cụ thể, tôi rất kỳ vọng một chủ trương mới được đưa ra để bàn thảo; đó là xóa bỏ cơ chế bao cấp, xin cho, chuyển đổi hầu hết các cơ quan đơn vị làm KHCN-đào taọ của NN thành các tổ chức kinh doanh tự chủ tài chính. Chỉ khi đó, mới có thể tạo ra môi trường cạnh tranh sáng tạo bình đẳng cho mọi công dân; nhờ đó đất nước mới cất cánh được. Cám ơn các cụ đã còm, đặc biệt ý kiến của bạn ST gọn mà trúng ..

    sáng

    Trả lờiXóa