Trang

19 tháng 4, 2015

Gợi ra để suy ngẫm ( Bài 1)

Trên con đường xây dựng một nước VN mới, phồn vinh hạnh phúc v.v... ,chúng ta đang làm phức tạp rối rắm thêm nhận thức của mình bằng rất nhiều khái niệm tưởng như là chân lý vĩnh cửu nhưng lại thiếu tính khoa học, xa rời thực tiễn. Đã từ lâu, trong xã hội chúng ta hình thành một thói quen bất lợi: nói đi nói lại rất nhiều lần một câu, một mệnh đề, một khẩu hiệu v.v... rồi dần dần thành thói quen, xuôi tai, và nghiễm nhiên trở thành khuôn mẫu không ai dám bác bỏ, mặc dù nội dung rất mơ hồ, không thể định tính định lượng. Hiển nhiên đây là hiện tượng không thể “măckeno”, đặc biệt là những khẩu hiệu mang tính định hướng tư duy, hành động của cả dân tộc…

Để mở đầu cho loạt bài này, hôm nay mỗ tôi xin liều mình bưng lên một món ăn tinh tình, trí tuệ rất mới lạ để hầu các cụ nhâm nhi.

Mọi người đều biết trong các thể loại giấy tờ, nói năng, phát biểu chính thức của quan chức ta từ thấp đến cao ở trong nước cũng như đi vi hành nước ngoài, một câu cửa miệng được nhấn mạnh nhiều lần như một niềm tự hào không ai có, đó là:

” Nhân dân VN đang ra sức phấn đấu xây dựng CNXH”.

Vâng, khẩu hiệu "xây dựng CNXH” chính là đề tài của bài bình loạn ngắn này.

Nói viết như vậy có chuẩn không? Liệu có nên đặt câu hỏi: "xây dựng CNXH” là xây cái gì không?

Theo định nghĩa thông thường thì CNXH là “Tổng hợp các tư tưởng phản ảnh các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột giữa giai cấp bị áp bức, bóc lột và giai cấp bóc lột đang là giai cấp thống trị; Là tổng hợp các tư tưởng phản ảnh những ước mơ, nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của con người mà trước hết là những người lao động nghèo khổ về một xã hội tương lai tốt đẹp không có áp bức bóc lột”.

NHư vậy, CNXH trước hết là một trào lưu tư tưởng, một hệ thống lý thuyết được những nhà sáng lập xây dựng nên dưới dạng câu chữ, sách vở, chứ không phải là một thực thể vật chất có thể cảm nhận được bằng giác quan con người (định nghĩa vật chất của Lênin).

Suy ra,nội hàm của “xây dựng CNXH" tức là xây dựng một hệ thống lý luận,một nguyện vọng, ước mơ chứ không phải là xây dựng những cái cụ thể nhằm phục vụ cuộc sống con người?

Đó có phải là mục tiêu, khẩu hiệu, định hướng của toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta? Tôi cho rằng: không!

Cái chúng ta cần xây dựng là đất nước, quê hương yêu dấu, là cuộc sống con người cụ thể, chứ không phải những lý thuyết, tín điều, giấc mơ trừu tượng với vô vàn câu chữ khó hiểu. Phải vậy chăng?

5 nhận xét:

  1. Nặc danh09:50 21/4/15

    Napoleon Bonapart đã nói:"Sự tưởng tượng cai trị thế giới.""Trong chính trị, sự vô lý không phải là chướng ngại vật." Vậy thì sự tưởng tượng dẫu có vô lý , nếu nhà chính trị vì mục đích cai trị thì vẫn duy trì được sự cai trị thôi. Thực tế mà cụ nêu ra đã chứng minh như vậy ! Sự việc có thể khác nếu nhà chính trị vì dân tộc, dân chúng. Cũng lại Napoleon nói: "Quần chúng chỉ là những con số không dài vô tận, giá trị chỉ là ở con số đầu!". Nếu câu này đúng thì Phải chăng Giải pháp thay đổi là nhắm vào những con số không, hay là con số đứng đầu ! Chuyện ngôn từ nói cho vui thôi, xin các cụ lượng thứ.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi rất tâm đắc và nhất trí với đoạn kết trong bài này:
    "Cái chúng ta cần xây dựng là đất nước, quê hương yêu dấu, là cuộc sống con người cụ thể, chứ không phải những lý thuyết, tín điều, giấc mơ trừu tượng với vô vàn câu chữ khó hiểu".
    Giá mà "thông điệp" này của Kyvi tiên sinh mà đến được mấy cha Lờ Đờ CC để họ thấu hiểu và thực hiện thì quí hóa quá. (Không hy vọng). Tôi thấy, phần đông họ toàn nói lý thuyết giáo điều, câu chữ vô nghĩa và chẳng đem lại điều gì thiết thức có lợi cho Dân, cho Đất nước.
    Thú thật với Cụ, tôi vốn là "người thích đọc" mà bây giờ thành "người ghét chữ" (Chả muốn đọc và nghe những bài có "tánh chất ní nuận" của các "quan Lờ Đờ" từ cao cấp nhất đến thường thường bậc trung.Cụ ạ.

    Trả lờiXóa
  3. Trong lúc các nhà Lú Lẫn ( Lý Luận ) VN cứ phát mãi cái đĩa ( nhặt được từ thế kỷ trước ) có tên " Xây dựng XHCN" thì TQ người ta đã chuyển đổi từ chỉ coi trọng về mô hình chế độ sang coi trọng giá trị. đúng là lâu nay các lý luận gia của đảng CSVN đã xem CNXH là một chế độ xã hội dường như có mô hình cố định bất biến . Dù thực tế có thay đổi, phát triển như thế nào cũng không thể làm thay đổi mô hình đó, nếu không sẽ bị coi là đi ngược lại CNXH. Không ai khác chính Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lý luận về bản chất của CNXH, tức là “giải phóng lực lượng sản xuất, xóa bỏ bóc lột, xóa bỏ phân hóa giai cấp, cuối cùng đạt được cùng giàu có”.
    Năm 2002, Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng toàn diện xã hội khá giả, lần đầu tiên đưa ra chủ trương làm cho xã hội hài hoà hơn”.
    Năm 2005, Hồ Cẩm Đào đã chính thức trình bày một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc xây dựng xã hội hài hoà XHCN ở Trung Quốc, Ông chỉ rõ: “Xã hội hài hoà XHCN mà chúng ta muốn xây dựng phải là xã hội dân chủ pháp trị, công bằng chính nghĩa, ái hữu, tin tưởng, tràn đầy sức sống, ổn định có trật tự, con người sống hài hoà với thiên nhiên”
    Phải nói rằng trong khi người CSTQ có sự chuyển biến về mặt lý luận thì các cụ khốt CSVN vẫn cứ "như người mộng du" như cụ KyVinhHung nói là rất đúng !

    Trả lờiXóa
  4. kyvinhhung10:55 23/4/15

    Cám ơn các cụ đã đồng thuận cao về một v/đ hết sức nhạy cảm. Nó không phê phán,chỉ trích cá nhân nào nhưng thật ra đụng đến hầu như tuốt tuột, gay thế. Với cụ Gs Ts họ Trần, mỗ còn mắc món nợ lớn; đó là một bài phát biểu cảm tưởng về cuốn tiểu thuyết " Kim thiếp vũ môn" của ngài! Xin khất ít lâu để còn suy ngẫm thêm, chẳng muốn dăm ba câu lấy lòng. Về " giải pháp thay đổi" , xin nói ngắn: phải bắt đầu từ những con số đứng phía trước dãy số không, cụ ạ! Giống như cụ Ba, lâu rồi tôi cũng chán đọc họ,xem họ diễn; nhất là phần ní nuận. Vừa qua cố mãi họ mới rặn ra được cái định nghĩa về "KTTT định hướng XHCN" nhưng sao mà ..nhạt quá cơ! Chúc các cụ vui khỏe nha...

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa