Trang

26 tháng 3, 2014

Trông người lại ngẫm đến ta

Những sự kiện quan trọng đã, đang và sẽ diễn ra tại U khiến cho bầu không khí thời sự trong làng CuLờ hết sức sôi động . Các cụ bàn thảo rất hăng say, cả ở nhà, lúc đi du hý, thậm chí trên bàn nhậu giữa mật khu RTC. Đặc biệt bài diễn văn của Ô V.Putin vừa qua lại càng làm nhiều người bình luận, suy ngẫm rất sâu sắc trên đình làng...
Nhân đây, mỗ tôi cũng xin góp vào dăm ba ý kiến để các cụ đọc chơi. Tôi sẽ không kể lại sự việc mà cố gắng nêu những vấn đề có ý nghĩa đối với chính chúng ta từ tình hình bên nước U vừa rất xa vừa rất gần.
Nếu nhỡ có điều gì nghịch nhĩ, mong được chia sẻ ….

… Ở bất kỳ QG nào, bộ máy chính quyền tham nhũng nghiêm trọng và điều hành kém cỏi đều là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu khiến nhân dân bất mãn, sớm hay muộn đất nước sẽ lâm vào khủng hoảng toàn diện khó tìm thấy lối ra. Thực tế vừa qua cho thấy, các cuộc “CM màu” làm sụp đổ các thể chế chính trị đều có nguyên nhân bên trong từ tình trạng tham nhũng. Bởi vậy, tác hại của tham nhũng là vô cùng lớn, không chỉ là mất tiền của, mà làm yếu đất nước, làm nghèo nhân dân, gây bất công xã hội, tạo ra tình trạng bất ổn, không thể đổ lỗi cho các thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, lại càng không thể chỉ khó chịu sơ sơ như ngứa ghẻ !.
Hơn nữa, khi Nhà nước đã mắc sai lầm thì chỉ có thể tồn tại bằng cách ra sức sửa chữa sai lầm, không thể sử dụng chuyên chính và sức mạnh bạo lực để đàn áp tiếng nói phản kháng của nhân dân. Đối phó với nhân dân bằng súng đạn luôn luôn là giọt nước tràn ly khiến bất kỳ thể chế chính trị nào cũng phải sụp đổ. Việc Yanukovic có cuộc sống xa hoa với đền đài cung điện nguy nga ,vàng tiền đâỳ ắp, thiên về tạo dựng một tầng lớp thượng lưu tham nhũng, bất tài và cuối cùng cho quân bắn vào người biểu tình là những lý do chính đáng khiến nhân dân chối bỏ chế độ.
Dường như bộ máy tuyên truyền của chúng ta vẫn chưa dám thẳng tay vạch mặt đám tham nhũng, chỉ mới nêu vài ba vụ , thậm chí còn kém hơn cả TQ. Nguy thay.

- Trong cuộc đối đầu giữa Nga và U, không có bóng dáng của ý thức hệ cũ đã từng tồn tại hơn 70 năm với nhiều công phu truyền bá ở cả hai nước, cũng không có cái gọi là truyền thống hữu nghị lâu đời, niềm tự hào vì chiến công chung trong quá khứ, tình cảm đ/c cùng giai cấp thiêng liêng theo lý luận kinh điển, v.v. tất cả đều không còn tồn tại, chỉ có lợi ích dân tộc, lợi ích QG là hiện hữu .
Vì vậy, khi đánh giá bạn - thù, thân – sơ, xa – gần, thực lòng – giả trá v.v giữa chúng ta với nước này nước nọ, đều phải đặt lợi ích Tổ quốc, nhân dân lên trên hết, không thể dựa vào hệ tư tưởng, hoặc quyền lợi của tầng lớp lãnh đạo, thậm chí một số cá nhân cầm đầu... Việc chính quyền mới ở U vội vàng cấm tiếng Nga, ra khỏi SNG, xin HK viện trợ quân sự, gia nhập NATO v.v. rõ ràng không xuất phát từ lợi ích lâu dài của nhân dân U, vốn không khởi động cuộc chiến chống nước Nga. Tương tự, việc kẻ tiểu nhân họ Đặng hồi nọ gây chiến tranh, đẩy nhân dân hai nước Trung - Việt vào cuộc chém giết lẫn nhau cũng không phải vì nước Trung hoa mà vì những tính toán thâm độc nhằm củng cố quyền lực cá nhân và lấy lòng người bạn mới bên kia TBD…

Từ đó suy ra, trong quan hệ giữa các QG dân tộc hiện nay cũng như sau này, không thể có lòng tin lẫn nhau nếu không có lợi ích chung.
Do đó, “lòng tin chiến lược” giữa các nước là một khái niệm khá trừu tượng, khó hiểu, nếu không muốn nói là ảo tưởng, chỉ có ý nghĩa tuyên truyền ngoại giao. Ngay trong nước U, bộ phận dân cư, sắc tộc phía tây và phía đông đã có những lợi ích khác nhau, nên khó có thể giữ được lòng tin vào nhau; huống hồ giữa tham vọng của đám họ Bành với lợi ích của VN và các nước quanh cái lưỡi bò tự vẽ ở biển Đông.

- Quá trình hội nhập kinh tế thế giới với những bước đi và qui mô khác nhau của các QG tất yếu dẫn đến hiện tượng đan xen lợi ích giữa các bên liên quan. Sự hình thành nên cái gọi là “chuỗi giá trị toàn cầu” khiến cho những hành động của nước này nhằm gây nguy hại cho nước kia rất có thể lại phản tác dụng. Đây là một trong những đặc điểm lớn của thời đại đa cực hiện nay được thể hiện rất rõ trong sự biến Ukraina.
Chúng ta quan sát thấy HK mặc dù rất cay Nga nhưng đã tuyên bố loại trừ xung đột vũ trang, không cung cấp vũ khí cho U, chưa có hành động trừng phạt kinh tế, chỉ bắt đầu cấm thị thực nhập cảnh đối với vài ba chục công dân Nga. Đó mới chính là gãi ghẻ.
Nếu các nước EU làm căng qúa với Nga để đến nỗi buộc Nga cắt cung cấp khí đốt thì chẳng khác gì “Chúa chết, trạng cũng băng hà“.
Do đó, về mặt lý luận, chúng ta hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng và hiệu quả không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà trước hết là về chính trị. Mỗi thành công của hội nhập đều cần được coi là một đóng góp quí báu vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Vừa qua, một đại diện HKỳ đến VN phát biểu đại ý: VN đã trở thành một trong những vựa lúa của thế giới, đang nuôi sống nhiều triệu người ở Châu Á, châu Phi v.v. Suy ra: không thể để mất vựa lúa ấy vào tay một cường quốc nào.
Như vậy, chúng ta cần khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các doanh nhân xông ra biển lớn, đi khắp thế giới kinh doanh, làm giàu, (không chỉ đi làm thuê) thiết lập các mối quan hệ lợi ích tương hỗ đa phương, đặc biệt với các QG hùng mạnh nhằm tạo lập được chỗ đứng mà họ không thể thiếu. Chuyến đi Nhật của Ông CT nước vừa qua cũng có có ý nghĩa tương tự .”Đối tác chiến lược sâu rộng” có lẽ lại là một sáng kiến mới của VN vốn giỏi chơi chữ, thực chất là tăng cường quan hệ lợi ích về nhiều mặt, kể cả quân sự QF với nước Nhật. Khi chúng ta bị đe dọa hoặc thực sự bị xâm lược, chính họ sẽ là những người đứng ra bênh vực, ủng hộ ta vì họ cũng bị vạ lây. Sợ nhất là chẳng có lợi ích chung với ai, khi có biến chẳng ai ngó tới mình .
Vậy ta hãy tự tin hơn đàng hoàng hơn trong quan hệ với các nước, kể cả với đám họ Bành, không nên quá sợ hãi gần như hèn mà chúng ta đã chứng kiến …

- Trên bản đồ thế giới,những nước nhỏ có vị trí địa chính trị càng quan trọng càng có nguy cơ bị nước lớn thôn tính hoặc biến thành lệ thuộc. Họ luôn nằm ở giữa tâm bão. U là một trường hợp khá điển hình.
Thực tế đó khiến cho những người lãnh đạo “các nước nhỏ quan trọng “ không thể không vô cùng tỉnh táo và khôn ngoan để tránh tự biến mình thành vật tế thần của các nước lớn. Xuất phát từ lợi ích dân tộc, chớ dại dột đứng ở đầu sóng, làm con đê ngăn thằng này, đánh thằng kia v.v. NHưng xem ra mấy anh chàng mới lên ở U đã không như vậy, họ muốn ngay lập tức “nhất biên đảo” theo HK, EU chống Nga. Sai lầm ấy đã và sẽ phải trả giá.
Trong hoàn cảnh bị o ép, các nước nhỏ trong đó có VN không còn cách nào khác là tận dụng mọi thời cơ thuận lợi, quan hệ hòa bình với mọi QG dân tộc nhằm phấn đấu tăng nhanh nội lực để tồn tại và tiến lên. Ngả về bên phải hay bên trái đều không phải là sự lựa chọn khôn ngoan.
 
* * * * * * * * *
                                 

7 nhận xét:

  1. Cụ suy nghĩ rất thấu đáo và đưa ra những ý kiến cá nhân về cách hành xử của VN vì lợi ích Quốc gia trong thời buổi này thật thận trọng và khôn ngoan, nhưng tất cả đều lệ thuộc vào CÁI ĐẦU của các vị LĐ.

    Trả lờiXóa
  2. tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết của cụ!nước mình ko nên làm tiền đồn của phe nào vì tiền đồn là nơi dễ bị san bằng đầu tiên.trong nước đừng để " tức nước vỡ bờ"
    cám ơn cụ! chúc cụ khỏe!

    Trả lờiXóa
  3. Cụ KYVINHHUNG là người bình luận về thời sự ,chính trị rất hay . Tôi chỉ buồn cho nước mình bây giờ ,những người lãnh đạo chỉ lo cho cái túi của mình hoặc của nhóm lợi ích của mình, đâu có lo cho dân cho nước .Mong cụ thường xuyên cho những bình luận .

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn các cụ đã vào nhà ảo để chia sẻ những suuy nghĩ thực.với bầy tui. Cụ NL đã nói hộ tâm tư của mình cũng như nhiều người chúng ta : nghĩ ,viết làm chi, nói làm gì , với ai, v.v. nhưng thôi ta cứ chia sẻ với nhau cũng con hơn để trong bụng ,dễ thành cục ung thư ! Mong thường xuyên gặp nhau.

    Trả lờiXóa
  5. Anh Kivi phân tích thật chí lý.
    Hình như "các cụ" có tâm huyết vẫn viết bài gửi anh QHUNG...rồi anh ấy sử lýtheo con đường thế nào đó có thể , đến được các vị tâm huyết cấp trên.
    May ra ...anh ạ!...HI, em múa riù qua mắt thợ!!!

    Trả lờiXóa
  6. Thú thật , mình đã từng làm như lời khuyên của ST và một số bạn Làng ta : gửi cho những người cần gửi . NHưng thôi ta cứ chia sẻ tâm tư tình cảm trí tuệ với nhau tại đây, sẽ có người vào đọc ( mình biết vậy ) Vạn nhất có ai đó nhờ đọc của chúng ta mà tiếp thu được đôi điều, thế cũng là may mắn lắm...Mình vừa được biết , hải quân HK và các nước Asean đã thống nhất cùng tuần tra BĐ , đúng như mình hình dung và mong muốn trong bài viết hồi nọ...chẳng biết có ngẫu nhiên không, nhưng vậy là có sự trùng hợp thú vị. Xin chào và cám ơn đã động viên...

    Trả lờiXóa
  7. Tôi cũng đã suy ngẫm và chia sẻ nhiều cảm nghĩ của mình về sự kiện nóng bỏng này, dưới góc độ nghiên cứu chiến lược thi dễ nhận thấy Ukrn có tầm chiến lược quan trọng vô cùng trong cuộc tranh giành quyền lực và phạm vi ảnh hương giưa Phương tây Mỹ,EU) và Nga, nói khác đi Ukren trơ thành con bài trong tay hai thế lực này. việc Nga sáp nhập Crum là hoan toàn hợp lý, chính đáng và tạo ra thế cân băng quyền lực giưa hai thế lực nói trên, nếu nói bài học gì cần rut ra thi tôi tán thành ý kiến của Cụ, sai lầm của lãnh đạo Ukren la họ đã không giữ được độc lập tự chủ, trở thành quân tôt đen để người khác điều khiển, nếu sắp tới lãnh đạo mới của họ vẫn không đi trên giây thành công , giữ được cân bằng giữa phương tay và Nga thì tình hình ở đó không thể ổn định. Đôi với ta thì đung là ta đã có nhiều bài học, có cái lamđược như giữ đươc cân băng giưa Nga Trung đang đôi đầu nhau thập kỷ 70 để tranh thủ được cả 2 cho sự nghiêp giải phong, thông nhất, nhưng lại sai lầm khi cứ cố nhảy ra làm "tiền đồn"cho phe XHCN để tự ứng lấy bao hậu quả khôn lường, chỉ nói được ngắn ngủi thế thôi, khi gặp nhau sẽ trao đổi thêm nhé.

    Trả lờiXóa