Trang

13 tháng 8, 2014

Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách hiếu chiến ở Biển Đông"

(GDVN) - Thực tế sẽ không có gì thay đổi ở Biển Đông khi Trung Quốc tiếp tục chính sách hiếu chiến. Hành động của Trung Quốc đại diện cho sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ.
Hành động côn đồ, hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ còn lặp lại.
Pavin Chachavalpangpun, một giáo sư từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á đại học Kyoto của Nhật Bản ngày 12/8 nói với VOA, thực tế sẽ không có gì thay đổi ở Biển Đông khi Trung Quốc tiếp tục chính sách hiếu chiến. Hành động của Trung Quốc đại diện cho sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực.
"Mặc dù Mỹ thể hiện chắc chắn rằng họ có liên quan đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông, nhưng chúng tôi đã thấy ASEAN trong những năm gần đây trượt vào vòng tay của Trung Quốc. Tổ chức khu vực này đã miễn cưỡng để đối phó với căng thẳng ở Biển Đông có lẽ vì lợi ích của một số quốc gia ASEAN riêng lẻ với Trung Quốc đã làm lu mờ lợi ích chung của khu vực", Pavin nói.
Ông cho rằng, cam kết của lãnh đạo Trung Quốc bảo vệ cái gọi là lợi ích quốc gia của họ cho thấy rất ít hy vọng có thể giảm căng thẳng, thậm chí nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang ở Biển Đông vẫn tiếp tục tăng lên. Cách duy nhất để kiểm tra chính sách của Trung Quốc là đưa tranh chấp ra một tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc.
Giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc bình luận, đề nghị đóng băng các hành động khiêu khích trên Biển Đông mà Mỹ đưa ra đã không nhận được sự đồng thuận trong ASEAN trước khi nó được công bố công khai. Theo ông, sẽ hoàn toàn sai về bản chất nếu Trung Quốc cho rằng họ không có lỗi và tất cả các hành vi khiêu khích đến từ bên ngoài hoặc các nước ASEAN "có ý đồ xấu được Mỹ hậu thuẫn".
Cùng quan điểm như trên, Bates Gill, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc đại học Sydney cho rằng một Trung Quốc đang ngày càng hung hăng và cứng rắn dường như đã ngày càng ít quan tâm trong việc theo đuổi các mối quan hệ mang tính xây dựng với các nước láng giềng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với The Asahi Shimbun ở Tokyo, Bates Gill chỉ ra rằng sự thay đổi này đang đi ngược lại chính lợi ích của Trung Quốc và rất nhiều nước trong khu vực đã rất ngạc nhiên, thậm chí là rất lo lắng trước hành xử và thái độ của Trung Quốc.
Ông cũng khuyên Nhạt Bản không nên có bất kỳ hy vọng nào cho một giải pháp ngoại giao đối với tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông mà hãy làm tất cả những gì có thể để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất với những căng thẳng đang âm ỉ leo thang như hiện nay.
Xung quanh vấn đề Biển Đông, tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nói với The Asahi Shimbun, Jakarta từ chối xử lý vấn đề Biển Đông thông qua sức mạnh quân sự. Giải pháp cho Biển Đông thông qua con đường ngoại giao là hết sức cần thiết, Indonesia sẵn sàng phục vụ như một cầu nối, trung gian cho các giải pháp hòa bình ở Biển Đông.
lỜI BÌNH CỰC NGẮN của Kyvi : Còn lâu Asean mới trở thành một thực thể mạnh đủ sức răn đe TQ. Họ sẽ dùng tiền để bẻ gãy từng chiếc đũa trong bó đũa Asean để tiếp tục mưu đồ chiếm lấy BĐ

2 nhận xét:

  1. Không còn ai nghi ngờ điều đó nữa (trừ những kẻ "gà mờ" ...). Cụ ạ.
    Còn Asean giả sử có "đoàn kết nhât trí 100%" thì cũng chưa "răn đe" được Tầu, thế mà hiện nay còn "chia năm sẻ bẩy" do bị mua chuộc và đe dọa... thì như Kyvi tiên sinh bảo "còn lâu" là còn nhẹ đấy. Phải nói theo dân gian là: Chỉ riêng Asean thì "Đến mồng thất". Không thể không có Mỹ, Nhật,...trực tiếp tham gia.

    Trả lờiXóa
  2. Vừa có cuộc hội ngộ ( chứ không hẳn là hội nghị ) các bộ trưởng ngoại giao khối A, ở Campuchia, đám cực hữu đã đốt cờ VN, Lào thi im thít như thịt nấu đông hồi giàn khoan, Lãnh đạo Thái mới lên đã vội chạy sang TQ xin chỉ thị v.v nên tôi chẳng tin đến năm sau 2015 , A sẽ thành một cộng đồng tử tế. Đúng như cụ Ba phán: không có HK, NHật Úc đứng ra lo cái khoản lưỡi bò thì A "đến mồng bát " cũng chả làm nên trò gì khiến TQ phải lo...

    Trả lờiXóa